Kết quả một cuộc khảo sát đã cho thấy rằng đang ngày càng có nhiều người Trung Quốc cảm thấy bị phân biệt đối xử khi ở Hàn Quốc, và tỷ lệ này thậm chí còn vượt quá tỷ lệ người Nhật Bản cảm thấy bị phân biệt đối xử ở Hàn Quốc. Cảm xúc bài trừ Trung Quốc tại Hàn Quốc dường như đã tăng lên khi các vấn đề về sức khỏe và môi trường, an ninh chẳng hạn như dịch COVID-19, tình trạng bụi mịn và xung đột liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD đang được nhắc đến ngày một nhiều hơn.
Đây là nhận xét được rút ra từ kết quả phân tích dữ liệu khảo sát 'Khảo sát Seoul (Seoul Survey)' của Viện Nghiên cứu Seoul công bố vào ngày 17 do báo Seoul Shinmun Skonlab cùng với Underscore, một công ty khởi nghiệp về nội dung tri thức tiến hành thực hiện.
Viện Nghiên cứu Seoul thực hiện một cuộc khảo sát hàng năm với đối tượng là những người nước ngoài trên 20 tuổi đã cư trú tại Seoul từ 3 tháng (91 ngày) trở lên về trải nghiệm bị phân biệt đối xử. Đối tượng khảo sát được chia thành 6 nhóm theo quốc gia bao gồm Trung Quốc (bao gồm cả Hàn kiều), Nhật Bản, Việt Nam, Mỹ/Châu Âu, Đài Loan và các quốc gia khác. Phân tích này dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát kéo dài 10 năm với tổng số 27.557 người tham gia trả lời.
Đây là nhận xét được rút ra từ kết quả phân tích dữ liệu khảo sát 'Khảo sát Seoul (Seoul Survey)' của Viện Nghiên cứu Seoul công bố vào ngày 17 do báo Seoul Shinmun Skonlab cùng với Underscore, một công ty khởi nghiệp về nội dung tri thức tiến hành thực hiện.
Viện Nghiên cứu Seoul thực hiện một cuộc khảo sát hàng năm với đối tượng là những người nước ngoài trên 20 tuổi đã cư trú tại Seoul từ 3 tháng (91 ngày) trở lên về trải nghiệm bị phân biệt đối xử. Đối tượng khảo sát được chia thành 6 nhóm theo quốc gia bao gồm Trung Quốc (bao gồm cả Hàn kiều), Nhật Bản, Việt Nam, Mỹ/Châu Âu, Đài Loan và các quốc gia khác. Phân tích này dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát kéo dài 10 năm với tổng số 27.557 người tham gia trả lời.
◇ Phân biệt đối xử với người Nhật Bản chủ yếu liên quan đến lịch sử
Trong số những người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc, tỷ lệ người được hỏi cho biết họ “bị phân biệt đối xử” là 12,1% trong ba năm qua (2019~2021). Trong cuộc khảo sát giai đoạn 2011~2013), tỷ lệ này là 5,5%, theo đó có thể thấy tỷ lệ người nước ngoài cảm thấy bị phân biệt đối xử khi ở Hàn Quốc đã tăng 6,6 điểm phần trăm sau 10 năm.
Ở đây, phân biệt đối xử đề cập đến tỷ lệ người trả lời cho trung bình hơn 3 điểm (trên thang điểm 5) cho các câu hỏi liệu họ đã từng bị phân biệt đối xử ở 5 địa điểm bao gồm ▲ đường phố / khu phố đang sinh sống ▲ cửa hàng / nhà hàng / ngân hàng ▲ cơ quan hành chính nhà nước ▲ công sở (nơi làm việc) ▲ chủ thuê nhà / đại lý môi giới được ủy quyền.
Điều đáng chú ý là mức độ phân biệt đối xử giữa người Trung Quốc và người Nhật Bản đã bị đảo ngược. Trong giai đoạn 2011~2013, 10,7% người Nhật Bản được hỏi cho biết bị phân biệt đối xử nghiêm trọng với điểm 3 trở lên, nhưng tỷ lệ này đã giảm dần kể từ đó, và con số này là 0% trong ba năm qua. Có nghĩa là họ đã phải chịu sự phân biệt đối xử ghét bỏ ở mức độ nhẹ, nhưng đã dần không gặp phải tình trạng bị phân biệt đối xử như vậy nữa.
Yuji Hosaka, giáo sư tại Đại học Sejong, cho biết, "Ở Hàn Quốc, tình cảm bài trừ Nhật Bản thường được thể hiện nhắm vào đất nước, chính phủ và lịch sử trong quá khứ của Nhật Bản chứ ít khi được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày."
◇ Tình cảm bài trừ Trung Quốc tăng vọt do COVID-19 và THAAD
Mặt khác, chỉ 2,9% người Trung Quốc cho biết họ từng bị phân biệt đối xử trong khoảng thời gian 2011~2013, nhưng con số này đã tăng lên 16,2% trong ba năm qua (2019~2021).
Kang Tae-young, Giám đốc điều hành của Underscore, phân tích, "Điều ấn tượng là sự đảo ngược vị trí trong cảm nhận thực tế của người Nhật Bản và Trung Quốc về việc bị phân biệt đối xử tại Hàn Quốc cũng rất giống với phản ánh của xã hội về tình trạng bài trừ Trung Quốc và bài trừ Nhật Bản."
Trên thực tế, Underscore và Korea Press Foundation đã xem xét 2.992 người bình luận trên các trang cổng thông tin (Naver và Daum), theo đó nhận thấy kể từ năm 2020, khi COVID-19 bắt đầu xuất hiện thì các bình luận thù hận về Trung Quốc đã gia tăng bất kể khuynh hướng chính trị. Mặt khác, những bình luận ghét bỏ Nhật Bản không cho thấy sự khác biệt đáng kể.
◇ Trong 3 năm trở lại đây, định kiến đối với người Việt Nam rất nặng nề
Trong khoảng thời gian 2019~2021 ở Hàn Quốc, nhóm người nước ngoài cảm thấy bị phân biệt đối xử lớn nhất là người Việt Nam chứ không phải người Trung Quốc hay người Nhật Bản. Xu hướng này vẫn xảy ra bất kể trình độ, nghề nghiệp và giới tính của người Việt Nam.
Tâm sự về vấn đề này, bà Nguyễn Ngọc Cẩm, là một trong những người thuộc thế hệ đầu tiên nhập tịch Hàn Quốc thông qua kết hôn quốc tế đồng thời cũng là Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ người nước ngoài đồng hành cho biết "Người Việt Nam hay bị áp đặt những thành kiến như 'Phụ nữ nhập cư Việt Nam toàn tới Hàn Quốc thông qua môi giới' hoặc 'Người Việt Nam không biết giữ lời hứa'."