Kết quả một báo cáo cho thấy rằng nguy cơ gặp khó khăn của giới trẻ ở Seoul đang có chiều hướng tăng cao do sự bất ổn của thị trường lao động và dịch COVID-19 kéo dài. Đặc biệt, khó khăn của thanh niên ở thủ đô Seoul không chỉ giới hạn ở thu nhập, mà ở còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như việc làm, nhà ở.
Theo báo cáo về 'Tình trạng khó khăn đa chiều và định hướng chính sách cho thanh niên ở Seoul' của Viện nghiên cứu Seoul được công bố vào ngày 12, có 9 trong số 10 thanh niên ở Seoul trải qua khó khăn ở ít nhất một lĩnh vực, chẳng hạn như kinh tế, y tế và kết nối xã hội. Để hiểu được các đặc điểm khó khăn trong nhiều mặt của giới trẻ, Viện nghiên cứu Seoul đã điều tra tình hình khó khăn trong 7 lĩnh vực chính bao gồm kinh tế, giáo dục/năng lực, lao động, nhà ở, y tế, kết nối xã hội và phúc lợi. Nghiên cứu này dựa trên 'Khảo sát thực trạng về thanh niên Seoul' do thành phố thực hiện trên khoảng 4.000 hộ gia đình tại thủ đô.
Lĩnh vực có tỷ lệ thanh niên gặp khó khăn nhiều nhất là kinh tế (52,9%). Tiếp theo là y tế (40,3%), kết nối xã hội (37,4%), lao động (35,4%), giáo dục/năng lực (22,9%), phúc lợi (21,3%) và nhà ở (20,3%). Đáng chú ý là tỷ lệ khó khăn ở các chỉ số liên quan đến sức khỏe tinh thần rất cao như trầm cảm (35,4%) và cô lập xã hội (35,2%) đều ghi nhận trên 35%, chỉ đứng khó khăn về tài sản ròng (48,7%).
Byeon Geum-seon, nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu Seoul chỉ ra rằng "Khi xem xét hiện trạng của tầng lớp trẻ tuổi, có nhiều nguy cơ tình trạng khó khăn bị đánh giá thấp khi chỉ tập trung vào thu nhập. Có nhiều người trẻ tuổi nói rằng họ đang gặp phải khó khăn trong các lĩnh vực như y tế, kết nối xã hội và lao động ngay cả khi họ có bất kỳ khó khăn nào về mặt thu nhập."
Ngoài ra, 42,5% thanh niên ở Seoul từng trải qua tình trạng khó khăn chồng chéo ở ba lĩnh vực trở lên. Xét rằng dân số thanh niên của Seoul là 3.114.704 người vào tháng 7/2020, số thanh niên gặp khó khăn ở ba lĩnh vực trở lên là khoảng 327.000 người. Số thanh niên gặp khó khăn cùng lúc ở 5 lĩnh vực trở lên là 10,5%.
Không phải tất cả những người trẻ tuổi đều cảm thấy khó khăn ở cùng một lĩnh vực. Ví dụ, tỷ lệ gặp khó khăn về kết nối xã hội, phúc lợi và y tế là tương đối cao đối với các hộ gia đình trẻ độc thân (hộ gia đình 1 thành viên), nhưng với đối tượng là thanh niên thất nghiệp hoặc không có việc làm thì tỷ lệ gặp khó khăn trong lĩnh vực lao động, nhà ở và phúc lợi lại cao hơn.
Đặc điểm khó khăn cũng khác nhau theo giới tính và thế hệ. Nam giới có nguy cơ gặp khó khăn trong lĩnh vực kết nối xã hội cao hơn, mặt khác nữ giới có nguy cơ gặp khó khăn về sức khỏe cao hơn. Ngoài ra, ở độ tuổi 20 nguy cơ gặp khó khăn về kinh tế và nhà ở duy trì ở mức cao, nguy cơ gặp khó khăn về kết nối xã hội và phúc lợi xã hội thấp. Trong khi đó, với đối tượng ở độ tuổi 30, khó khăn trong kết nối xã hội có phần gia tăng cao hơn.
Báo cáo phân tích rằng các mục tiêu chính sách cần được mở rộng khi xét đến tình trạng khó khăn trong các lĩnh vực phi kinh tế, và hỗ trợ cần tập trung vào thanh niên có mức độ khó khăn trong các lĩnh vực nói riêng.
Nghiên cứu viên Byun Geum-seon cho biết, "Mặc dù thực tế là không thể giải quyết được tình trạng khó khăn của thanh niên chỉ với nguồn thu nhập từ kinh tế tuy nhiên hiện tai nhiều chính sách dành cho thanh niên đang được lựa chọn chủ yếu dựa trên thu nhập. Thanh niên Seoul gặp phải khó khăn trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mức độ khó khăn cũng tùy thuộc vào việc họ là hộ gia đình độc thân hay sống cùng với cha mẹ."
Nghiên cứu viên Byun cũng nhấn mạnh: “Cần phải thiết lập một chiến lược chính sách tùy chỉnh cho việc này. So với lĩnh vực kinh tế, thanh niên Seoul có gặp nhiều khó khăn hơn trong lĩnh vực giáo dục, lao động và nhà ở. Những lĩnh vực phi kinh tế này có nguy cơ cao làm gia tăng tình trạng khó khăn chồng chéo, vì vậy chính phủ cần phải tích cực đưa ra những biện pháp hỗ trợ n hằm giảm thiểu tình trạng khó khăn cho thanh niên thủ đô."