Kết quả khảo sát cho thấy 4/10 doanh nghiệp lớn tại Hàn Quốc dự kiến lợi nhuận xuất khẩu trong cuối năm nay của công ty sẽ sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

[Ảnh=Yonhap News]
Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) đã ủy quyền cho Monoresearch, một công ty nghiên cứu thị trường, thực hiện "Khảo sát Triển vọng Xuất khẩu Nửa cuối năm 2025" với 1.000 doanh nghiệp (nhận được phản hồi từ 150 công ty) thuộc 10 ngành xuất khẩu hàng đầu và đã thông báo kết quả vào ngày 11, cho thấy 38,7% doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến lợi nhuận xuất khẩu (mức lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được từ xuất khẩu) sẽ giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ 14% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng lợi nhuận xuất khẩu sẽ được cải thiện. 47,3% còn lại dự kiến lợi nhuận sẽ tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét theo ngành, tỷ lệ phản hồi "lợi nhuận giảm sút" cao hơn tỷ lệ "cải thiện" ở 7 ngành, bao gồm phụ tùng ô tô (66,7%), ô tô (53,8%), máy móc nói chung (50%), hóa dầu (44%) và thép (40,6%). Linh kiện điện tử có cùng tỷ lệ triển vọng cải thiện và suy giảm ở mức 25%, và chỉ có hai ngành, chất bán dẫn (10%) và tàu biển (25%) có tỷ lệ phản hồi "cải thiện" cao hơn.
Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận giảm sút bao gồm gánh nặng chi phí tăng do thuế quan (44,8%), giá xuất khẩu giảm do cạnh tranh xuất khẩu gia tăng (34,5%) và chi phí hoạt động chẳng hạn như chi phí lao động tăng (13,8%).
Hơn một nửa (53,3%) các công ty xuất khẩu chỉ ra chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là rủi ro xuất khẩu lớn nhất trong nửa cuối năm. Tiếp theo là nhu cầu chậm chạp do tăng trưởng toàn cầu thấp (14%) và xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc (12,7%).
92% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ sẽ gặp khó khăn nếu mức tăng thuế quan của Mỹ vượt quá 15%.
Theo đó, FKI dự đoán nếu mức thuế quan đối ứng 25% do chính quyền Trump công bố, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới, được chính thức áp dụng thì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đối mặt với khó khăn khó có thể cáng đáng được.
Các doanh nghiệp cho biết việc cắt giảm chi phí (33,7%), điều chỉnh giá xuất khẩu (33,2%) và mở rộng sản xuất ở nước ngoài (14,7%) là những biện pháp đối phó với việc tăng thuế quan của Mỹ. Tuy nhiên cũng có 14,2% doanh nghiệp được hỏi cũng cho biết không có biện pháp đối phó đặc biệt nào.
Với sự bất ổn ngày càng tăng trong môi trường thương mại do thuế quan và nền kinh tế trì trệ tại các thị trường xuất khẩu lớn, xuất khẩu của Hàn Quốc trong nửa cuối năm nay dự kiến sẽ giảm trung bình 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
4 ngành công nghiệp, chẳng hạn như linh kiện điện tử (1,3%) và y sinh học (1,6%), dự kiến sẽ chứng kiến xuất khẩu tăng trong nửa cuối năm, trong khi 6 ngành công nghiệp, bao gồm thép (-5%) và tàu biển (-2,5%), dự kiến sẽ chứng kiến xuất khẩu giảm.
Các doanh nghiệp cho biết để tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu, cần giảm gánh nặng thuế quan thông qua các hiệp định thương mại (37%), mở rộng hỗ trợ thuế như cắt giảm thuế doanh nghiệp và khấu trừ đầu tư (18,7%) và hỗ trợ việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới (12,6%).
Lee Sang-ho, Cục trưởng Cục Kinh tế và Công nghiệp thuộc FKI cho biết: "Chính sách thuế quan của Mỹ và tăng trưởng thấp toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục gây ra sự sụt giảm nhu cầu, do đó, phản ứng ngắn hạn của các doanh nghiệp tập trung vào việc giảm chi phí có những hạn chế. Chúng ta cần sự hỗ trợ về mặt thể chế thông qua các hiệp định thương mại phản ánh lợi thế của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, đa dạng hóa các khu vực xuất khẩu cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu".
Chỉ 14% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng lợi nhuận xuất khẩu sẽ được cải thiện. 47,3% còn lại dự kiến lợi nhuận sẽ tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét theo ngành, tỷ lệ phản hồi "lợi nhuận giảm sút" cao hơn tỷ lệ "cải thiện" ở 7 ngành, bao gồm phụ tùng ô tô (66,7%), ô tô (53,8%), máy móc nói chung (50%), hóa dầu (44%) và thép (40,6%). Linh kiện điện tử có cùng tỷ lệ triển vọng cải thiện và suy giảm ở mức 25%, và chỉ có hai ngành, chất bán dẫn (10%) và tàu biển (25%) có tỷ lệ phản hồi "cải thiện" cao hơn.
Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận giảm sút bao gồm gánh nặng chi phí tăng do thuế quan (44,8%), giá xuất khẩu giảm do cạnh tranh xuất khẩu gia tăng (34,5%) và chi phí hoạt động chẳng hạn như chi phí lao động tăng (13,8%).
Hơn một nửa (53,3%) các công ty xuất khẩu chỉ ra chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là rủi ro xuất khẩu lớn nhất trong nửa cuối năm. Tiếp theo là nhu cầu chậm chạp do tăng trưởng toàn cầu thấp (14%) và xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc (12,7%).
92% doanh nghiệp được hỏi cho biết họ sẽ gặp khó khăn nếu mức tăng thuế quan của Mỹ vượt quá 15%.
Theo đó, FKI dự đoán nếu mức thuế quan đối ứng 25% do chính quyền Trump công bố, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới, được chính thức áp dụng thì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đối mặt với khó khăn khó có thể cáng đáng được.
Các doanh nghiệp cho biết việc cắt giảm chi phí (33,7%), điều chỉnh giá xuất khẩu (33,2%) và mở rộng sản xuất ở nước ngoài (14,7%) là những biện pháp đối phó với việc tăng thuế quan của Mỹ. Tuy nhiên cũng có 14,2% doanh nghiệp được hỏi cũng cho biết không có biện pháp đối phó đặc biệt nào.
Với sự bất ổn ngày càng tăng trong môi trường thương mại do thuế quan và nền kinh tế trì trệ tại các thị trường xuất khẩu lớn, xuất khẩu của Hàn Quốc trong nửa cuối năm nay dự kiến sẽ giảm trung bình 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
4 ngành công nghiệp, chẳng hạn như linh kiện điện tử (1,3%) và y sinh học (1,6%), dự kiến sẽ chứng kiến xuất khẩu tăng trong nửa cuối năm, trong khi 6 ngành công nghiệp, bao gồm thép (-5%) và tàu biển (-2,5%), dự kiến sẽ chứng kiến xuất khẩu giảm.
Các doanh nghiệp cho biết để tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu, cần giảm gánh nặng thuế quan thông qua các hiệp định thương mại (37%), mở rộng hỗ trợ thuế như cắt giảm thuế doanh nghiệp và khấu trừ đầu tư (18,7%) và hỗ trợ việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới (12,6%).
Lee Sang-ho, Cục trưởng Cục Kinh tế và Công nghiệp thuộc FKI cho biết: "Chính sách thuế quan của Mỹ và tăng trưởng thấp toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục gây ra sự sụt giảm nhu cầu, do đó, phản ứng ngắn hạn của các doanh nghiệp tập trung vào việc giảm chi phí có những hạn chế. Chúng ta cần sự hỗ trợ về mặt thể chế thông qua các hiệp định thương mại phản ánh lợi thế của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, đa dạng hóa các khu vực xuất khẩu cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu".