Kinh tế Chính trị

Diễn đàn 'Baekdu 2022' khai mạc tại Đà Nẵng…Mở đầu cho hợp tác kinh tế Hàn-Việt trong thời kỳ 'đối tác chiến lược toàn diện'

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)23:05 09-12-2022
Sau chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Việt Nam đến Hàn Quốc, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc cũng đã có cơ hội đến thăm Việt Nam với mục đích thúc đẩy hợp tác kinh tế. Sự kiện lần này mở đầu cho những cơ hội hợp tác trong tương lai dựa trên quan hệ 'đối tác chiến lược toàn diện' đã được Tổng thống Yoon Suk-yeol và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhất trí nâng cấp trong hội nghị thượng đỉnh Hàn - Việt hôm 5/12.

 

Kim Ki-moon, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc (KBIZ) phát biểu khai mạc tại ‘Diễn đàn Baekdu 2022’ tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 8/12/2022. [Ảnh=Cho Jae-hyung, grind@ajunews.com]


Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc (KBIZ) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức 'Diễn đàn Baekdu 2022' tại khách sạn Shilla Monogram Đà Nẵng (Quảng Nam) vào ngày 8 (theo giờ địa phương).

Diễn đàn Baekdu, đã bước sang năm thứ 13, là một diễn đàn toàn cầu đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Diễn đàn chủ yếu được tổ chức tại các quốc gia mà các công ty Hàn Quốc đã có cơ sở tại địa phương để củng cố mạng lưới ở nước ngoài cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời thảo luận về các vấn đề thương mại đang chờ xử lý. Năm nay, diễn đàn được tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam để kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Diễn đàn có sự tham gia của hơn 80 người, bao gồm phái đoàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, ông Ahn Min-sik, Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại Đà Nẵng và bà Choi Kwang-jin, Phó Chủ tịch Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK). Tại Việt Nam, hơn 40 người đã tham dự, trong đó có ông Nguyễn Văn Được Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Long An, ông Phạm Tấn Công Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, và các doanh nhân Việt Nam.
 
Chủ đề của diễn đàn lần này là  "Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu và nhiệm vụ hợp tác Hàn Quốc - Việt Nam" nhằm tìm hiểu các vấn đề mang tính sống còn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo sự thay đổi nhanh chóng của trật tự toàn cầu.

Choi Kyung-soo, Phó Tổng giám đốc Trung tâm mua hàng của Samsung Việt Nam, người đã có bài phát biểu đầu tiên, đã có bài thuyết trình về chủ đề hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp linh kiện Việt Nam. Ông Choi chia sẻ những trường hợp kinh doanh mà Samsung Electronics đã thúc đẩy từ năm 2015 để xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng tại Việt Nam, như xây dựng hệ sinh thái chuỗi cung ứng và tăng cường năng lực của con người.

Ông Choi cho biết "Giao dịch giữa Samsung và các công ty Việt Nam đã tăng từ 326 công ty trong năm 2014 lên 752 công ty vào năm ngoái. Chúng tôi sẽ thúc đẩy sự tham gia ưu tiên của mạng lưới cung cấp toàn cầu của Samsung với đối tượng là các công ty có năng lực sản xuất tốt tại địa phương."

Tiếp theo, ông Jun Sung-ho, giám đốc Lotte Land Thành phố Hồ Chí Minh, đã giới thiệu về tình trạng đầu tư của Tập đoàn Lotte tại Việt Nam bởi các doanh nghiệp lớn như phân phối, khách sạn, cơ sở hạ tầng, thực phẩm và hóa chất. "Chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh của Lotte tại Việt Nam và liên tục mở rộng đầu tư. Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự hỗ trợ tích cực và hợp tác lẫn nhau của chính phủ Việt Nam."

Bà Nguyễn Cẩm Phương, Tổng Giám đốc Saigontel, công ty phát triển khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, đã giải thích về lợi ích của thị trường Việt Nam, với lý do lao động giá rẻ và các biện pháp đối phó lạm phát thành công. "Chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ các thủ tục pháp lý và hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, cũng cần tích cực hỗ trợ sự phát triển của Trung tâm Hỗ trợ DNNVV Hàn Quốc - Việt Nam."

◆ "Hàn Quốc hỗ trợ nhân lực công nghệ cao…Việt Nam cần hết mình ủng hộ các chính sách"

Chủ tịch KBIZ, ông Kim Ki-moon cho biết: "Cho tới nay, hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam phát triển chủ yếu trong các ngành thâm dụng lao động như điện tử và dệt may, tuy nhiên việc hợp tác kinh tế cấp cao dựa trên các công nghệ tiên tiến là cần thiết trong tương lai".

Đặc biệt, Chủ tịch Kim nhấn mạnh: "Hàn Quốc cần hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến cung cấp nhân lực công nghệ cao và chuyên nghiệp cho Việt Nam. Về phía Việt Nam, chính phủ cần tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước thông qua việc cải thiện hệ thống hiện có và hỗ trợ các chính sách cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam."

Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Thương mại song phương, vốn là 490 triệu USD khi quan hệ ngoại giao được thiết lập vào năm 1992, đã tăng gấp 164 lần lên 80,69 tỷ USD vào năm 2021. Từ ngày 4~6/12, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Hàn Quốc và có cuộc hội đàm cấp cao với Tổng thống Yoon Suk-yeol, trong đó nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên thành 'đối tác chiến lược toàn diện'. 

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기