Trong khi chưa hết đau đầu với việc vật giá leo thang thì sắp tới đây người dân ở thủ đô Seoul sẽ tiếp tục phải đối mặt với gánh nặng chi phí giao thông khi giá cước của nhiều loại hình phương tiện sẽ bắt đầu tăng kể từ tháng 2. Trong đó, cước taxi sẽ tăng thêm 1.000 won còn giá vé xe buýt và tàu điện ngầm cũng dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng muộn nhất là trong nửa đầu năm nay.
Vào ngày 24, Chính quyền thành phố Seoul thông báo về việc đang thảo luận với các tổ chức liên quan bao gồm tỉnh Gyeonggi (khu vực ngoại ô bao xung quanh Seoul), thành phố Incheon (thành phố nằm ở phía tây bắc Hàn Quốc, giáp với thủ đô Seoul và tỉnh Gyeonggi về phía đông) và Công ty đường sắt Hàn Quốc (Korail) với mục tiêu tăng giá vé tàu điện ngầm, xe buýt thành phố và xe buýt đường ngắn (hay còn được gọi là xe buýt làng·마을버스) vào cuối tháng Tư. Theo đó, một phiên trưng cầu dân ý công khai dự kiến cũng sẽ được tổ chức vào tháng 2 tới nhằm mục đích lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau từ các chuyên gia, thành viên hội đồng thành phố và người dân.
Được biết, chính quyền thủ đô Seoul đã chuẩn bị hai đề xuất với mức tăng lần lượt là 300 won (khoảng 5.700 đồng) và 400 won (khoảng 7.600 đồng).
Có thể thấy tốc độ cụ thể hóa của kế hoạch này đã được thúc đẩy tương đối nhanh, chỉ 1 tháng sau khi công bố kế hoạch tăng giá vé tàu điện ngầm và xe buýt vào ngày 29/1 vừa qua.
Nếu giá vé giao thông công cộng tăng 300 won, giá vé tàu điện ngầm sẽ tăng 24% lên 1.550 won và xe buýt thành phố sẽ tăng 25% lên 1.500 won; giá vé xe buýt làng tăng từ 900 won lên 1.200 won. Với mức tăng 400 won, tàu điện ngầm Seoul sẽ có giá 1.650 won và xe buýt thành phố sẽ có giá 1.600 won.
Một quan chức thành phố Seoul nói với giới truyền thông: "Để đưa tỷ lệ thực hiện giá vé giao thông công cộng về mức trước đây, chúng tôi cần tăng 500 won cho xe buýt và 700 won cho tàu điện ngầm. Tuy nhiên, xem xét gánh nặng kinh tế của người dân, chúng tôi đã chuẩn bị hai kế hoạch tăng 300 won và 400 won. Trên thực tế là rất khó để áp dụng mức tăng cao hơn con số này."
Lần cuối cùng thành phố Seoul tăng giá vé giao thông công cộng là vào tháng 6/2015. Vào thời điểm đó, giá vé tàu điện ngầm đã tăng 200 won và giá vé xe buýt tăng 150 won. Sau khi tăng, tỷ lệ thực hiện giá vé tăng lên 80~85%, nhưng do cước phí giao thông đã bị đóng băng trong khoảng 7 năm, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 60% đối với tàu điện ngầm và 65% đối với xe buýt. Chính quyền thủ đô dự đoán rằng tỷ lệ thực hiện giá vé sẽ tăng từ 70~75% khi cước phí được tăng thêm 300 won. Ngay cả khi tăng 400 won, tỷ lệ thực hiện giá vé cũng chưa thể đạt được tới 80%.
Mặt khác, từ ngày 1/2, giá cước cơ bản cho taxi cỡ trung, chiếm phần lớn tỷ lệ ở Seoul, sẽ tăng 1.000 won (khoảng 18.000 đồng) từ 3.800 won lên 4.800 won (khoảng 91.200 đồng).
Khoảng cách được áp dụng phí cơ bản cũng sẽ giảm từ 2 km hiện tại xuống còn 1,6 km. Cước phí tính theo khoảng cách cũng sẽ được điều chỉnh từ 100 won trên 132m hiện tại thành 100 won trên 131m và cước phí tính theo giờ sẽ thay đổi từ 100 won trên 31 giây thành 100 won trên 30 giây. Theo đó, giá taxi trung bình cho mỗi hành khách sẽ tăng 1.400 won (14,6%) từ 9.600 won lên 11.000 won (khoảng 209.500 đồng) cho 7 km trong khoảng thời gian các ngày trong tuần (từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối). Trước đó, từ ngày 1/12 năm ngoái, thời gian tiêu chuẩn của hệ thống tính phí đêm khuya áp dụng từ 12 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau được điều chỉnh sớm hơn 2 tiếng, bắt đầu từ 10 giờ tối.
Ngoài ra, thành phố Seoul cũng đang thúc đẩy việc tăng giá sử dụng xe đạp công cộng 'Ddareungi' trong năm nay. Đây là lần tăng phí sử dụng đầu tiên kể từ khi dịch vụ 'Ddareungi' bắt đầu hoạt động vào năm 2015.
Tuy đây là một mức tăng đồng loạt tương đối lớn nhưng nếu so sánh với quốc gia láng giềng của Hàn Quốc là Nhật Bản thì cước phí giao thông của Hàn Quốc vẫn thuộc mức hợp lý. Tại Nhật Bản, giá vé cho 1 lượt sử dụng xe buýt nội thành là 150~250 yên (khoảng 1.400~2.300 won, tương đương 27.000~45.000 đồng); giá vé tàu điện ngầm cũng dao động từ 400~1000 yên (khoảng 3.700~9.400 won, tương đương 72.000~180.000 đồng). Thêm vào đó tại Nhật Bản cũng không có dịch vụ chuyển đổi miễn phí giữa xe buýt với xe buýt; chỉ tính thêm phí dựa trên quãng đường phát sinh khi chuyển giữa xe buýt với tàu điện ngầm hoặc chuyển qua lại giữa các tuyến tàu điện ngầm như ở Hàn Quốc.
Được biết, chính quyền thủ đô Seoul đã chuẩn bị hai đề xuất với mức tăng lần lượt là 300 won (khoảng 5.700 đồng) và 400 won (khoảng 7.600 đồng).
Có thể thấy tốc độ cụ thể hóa của kế hoạch này đã được thúc đẩy tương đối nhanh, chỉ 1 tháng sau khi công bố kế hoạch tăng giá vé tàu điện ngầm và xe buýt vào ngày 29/1 vừa qua.
Nếu giá vé giao thông công cộng tăng 300 won, giá vé tàu điện ngầm sẽ tăng 24% lên 1.550 won và xe buýt thành phố sẽ tăng 25% lên 1.500 won; giá vé xe buýt làng tăng từ 900 won lên 1.200 won. Với mức tăng 400 won, tàu điện ngầm Seoul sẽ có giá 1.650 won và xe buýt thành phố sẽ có giá 1.600 won.
Một quan chức thành phố Seoul nói với giới truyền thông: "Để đưa tỷ lệ thực hiện giá vé giao thông công cộng về mức trước đây, chúng tôi cần tăng 500 won cho xe buýt và 700 won cho tàu điện ngầm. Tuy nhiên, xem xét gánh nặng kinh tế của người dân, chúng tôi đã chuẩn bị hai kế hoạch tăng 300 won và 400 won. Trên thực tế là rất khó để áp dụng mức tăng cao hơn con số này."
Lần cuối cùng thành phố Seoul tăng giá vé giao thông công cộng là vào tháng 6/2015. Vào thời điểm đó, giá vé tàu điện ngầm đã tăng 200 won và giá vé xe buýt tăng 150 won. Sau khi tăng, tỷ lệ thực hiện giá vé tăng lên 80~85%, nhưng do cước phí giao thông đã bị đóng băng trong khoảng 7 năm, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 60% đối với tàu điện ngầm và 65% đối với xe buýt. Chính quyền thủ đô dự đoán rằng tỷ lệ thực hiện giá vé sẽ tăng từ 70~75% khi cước phí được tăng thêm 300 won. Ngay cả khi tăng 400 won, tỷ lệ thực hiện giá vé cũng chưa thể đạt được tới 80%.
Mặt khác, từ ngày 1/2, giá cước cơ bản cho taxi cỡ trung, chiếm phần lớn tỷ lệ ở Seoul, sẽ tăng 1.000 won (khoảng 18.000 đồng) từ 3.800 won lên 4.800 won (khoảng 91.200 đồng).
Khoảng cách được áp dụng phí cơ bản cũng sẽ giảm từ 2 km hiện tại xuống còn 1,6 km. Cước phí tính theo khoảng cách cũng sẽ được điều chỉnh từ 100 won trên 132m hiện tại thành 100 won trên 131m và cước phí tính theo giờ sẽ thay đổi từ 100 won trên 31 giây thành 100 won trên 30 giây. Theo đó, giá taxi trung bình cho mỗi hành khách sẽ tăng 1.400 won (14,6%) từ 9.600 won lên 11.000 won (khoảng 209.500 đồng) cho 7 km trong khoảng thời gian các ngày trong tuần (từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối). Trước đó, từ ngày 1/12 năm ngoái, thời gian tiêu chuẩn của hệ thống tính phí đêm khuya áp dụng từ 12 giờ đêm đến 4 giờ sáng hôm sau được điều chỉnh sớm hơn 2 tiếng, bắt đầu từ 10 giờ tối.
Ngoài ra, thành phố Seoul cũng đang thúc đẩy việc tăng giá sử dụng xe đạp công cộng 'Ddareungi' trong năm nay. Đây là lần tăng phí sử dụng đầu tiên kể từ khi dịch vụ 'Ddareungi' bắt đầu hoạt động vào năm 2015.
Tuy đây là một mức tăng đồng loạt tương đối lớn nhưng nếu so sánh với quốc gia láng giềng của Hàn Quốc là Nhật Bản thì cước phí giao thông của Hàn Quốc vẫn thuộc mức hợp lý. Tại Nhật Bản, giá vé cho 1 lượt sử dụng xe buýt nội thành là 150~250 yên (khoảng 1.400~2.300 won, tương đương 27.000~45.000 đồng); giá vé tàu điện ngầm cũng dao động từ 400~1000 yên (khoảng 3.700~9.400 won, tương đương 72.000~180.000 đồng). Thêm vào đó tại Nhật Bản cũng không có dịch vụ chuyển đổi miễn phí giữa xe buýt với xe buýt; chỉ tính thêm phí dựa trên quãng đường phát sinh khi chuyển giữa xe buýt với tàu điện ngầm hoặc chuyển qua lại giữa các tuyến tàu điện ngầm như ở Hàn Quốc.