Kết quả một báo cáo gần đây chỉ ra rằng cứ 10 thanh thiếu niên Hàn Quốc ở độ tuổi từ 19 đến 24 thì sẽ có 4 người sử dụng điện thoại thông minh hơn 5 tiếng mỗi ngày với một số ứng dụng chủ yếu như YouTube, KakaoTalk, Instagram và Facebook. Điều này cũng dẫn đến việc nhóm đối tượng này sẽ tiếp xúc với nhiều thông tin sai lệch và không chính xác.
Theo Viện Chính sách Thanh niên Hàn Quốc vào ngày 31, Lee Chang-ho và Lee Kyung-sang, 2 nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Thanh niên Hàn Quốc cùng với Kim Nam-doo nghiên cứu viên tại Viện Chính sách Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến với 2.214 thanh thiếu niên (19~24 tuổi) trong vòng một tháng vào tháng 7/2022. Kết quả của cuộc khảo sát đã được công bố trong báo cáo 'Thực trạng sử dụng phương tiện truyền thông của thanh thiếu niên và nghiên cứu phương án chính sách đáp ứng theo từng đối tượng III'.
Theo kết quả khảo sát, có 98,6% số người được hỏi cho biết sở hữu điện thoại thông minh.
Trong số đó, 43,4% trả lời rằng thời gian sử dụng điện thoại thông minh trung bình mỗi ngày là 'hơn 5 tiếng'. Theo sau là các câu trả lời bao gồm '3~4 tiếng' (19,2%), '2~3 tiếng' (15,7%), và '4~5 tiếng' (14,7%) . Số người trả lời chỉ sử dụng điện thoại thông minh 2 tiếng mỗi ngày dừng ở mức 7,1%, cho thấy sự phụ thuộc tương đối lớn của thanh thiếu niên Hàn Quốc vào điện thoại di động.
Về những ứng dụng thường xuyên được sử dụng nhất, câu trả lời lần lượt là YouTube, KakaoTalk, các mạng xã hội (SNS), nghe nhạc và chơi game.
Khảo sát cũng cho thấy rằng chỉ có 9,7% trong tổng số người được hỏi đã cài đặt chương trình hạn chế sử dụng điện thoại thông minh. Cụ thể, nam giới (10,4%) có tỷ lệ cài đặt cao hơn nữ giới (8,7%) và ít có sự khác biệt theo độ tuổi. Sinh viên đại học (10,6%) có xu hướng cài đặt nhiều ứng dụng hạn chế sử dụng điện thoại thông minh hơn những người không phải sinh viên không phải đại học (7,3%).
86,1% tổng số người được hỏi trả lời rằng họ đều đã sử dụng mạng xã hội trong 1 tháng qua và ứng dụng mà họ sử dụng nhiều nhất là Instagram. Cụ thể, tỷ lệ người trả lời rằng họ luôn sử dụng Instagram chiếm tỷ lệ áp đảo với 42,5%. Theo sau là tỷ lệ người sử dụng Facebook và Twitter với lần lượt 10,8% và 9,6%.
Trong số các ứng dụng mạng xã hội, nữ giới (42,6%) sử dụng Twitter nhiều hơn nam giới (26,4%). Xét theo khuynh hướng chính trị, những người theo chủ nghĩa cấp tiến (52,5%) sử dụng Twitter nhiều hơn những người bảo thủ (23,8%). Xét theo nhóm tuổi, nhóm tuổi 20 chiếm tỷ lệ cao nhất (38,6%) trong việc sử dụng Twitter.
Ngược lại, nam giới (54,8%) sử dụng Facebook nhiều hơn nữ giới (35,7%). Về định hướng chính trị, nhóm bảo thủ có tỷ lệ sử dụng Facebook cao nhất với 48,7%, tiếp theo là những người theo chủ nghĩa tiến bộ với 46,7% và những người theo chủ nghĩa tự do (trung lập) với 41,6%. Việc sử dụng Facebook cũng tăng lên khi độ tuổi tăng lên.
Mặt khác, Instagram được nữ giới sử dụng nhiều hơn (93,9%) so với nam giới (88,5%) và có rất ít sự khác biệt theo khuynh hướng chính trị. Thêm vào đó, những người 19 tuổi có tỷ lệ sử dụng Instagram cao nhất với 93,3%.
Khảo sát cũng chỉ ra rằng thanh thiếu niên ở độ tuổi này (19~24 tuổi) tiếp xúc với rất nhiều thông tin sai lệch khi sử dụng các nền tảng video và mạng xã hội. Trong đó, 60% bắt gặp thông tin sai lệch trên mạng xã hội và 59% thông qua các nền tảng video.
47,6% số người được hỏi cho biết họ đã gặp phải ngôn từ kích động thù địch trên mạng. Trong đó, tỷ lệ tiếp xúc với biểu hiện căm ghét nam giới và nữ giới lần lượt là 77,2% và 77,5%. Theo sau là những ngôn từ thù ghét người đồng tính (68,9%); người khuyết tật (58,2%); người lớn tuổi (51.3%); người nước ngoài (45,7%).
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất "Để tăng cường năng lực sử dụng phương tiện truyền thông của thanh thiếu niên, cần phải mở các lớp học liên quan trong chương trình năm nhất đại học để tất cả các sinh viên đều có thể đăng ký. Chúng ta cũng phải cân nhắc tới việc phổ cập những kiến thức liên quan đến bạo lực mạng và căm ghét xã hội thông qua các kênh truyền thông".
Theo kết quả khảo sát, có 98,6% số người được hỏi cho biết sở hữu điện thoại thông minh.
Trong số đó, 43,4% trả lời rằng thời gian sử dụng điện thoại thông minh trung bình mỗi ngày là 'hơn 5 tiếng'. Theo sau là các câu trả lời bao gồm '3~4 tiếng' (19,2%), '2~3 tiếng' (15,7%), và '4~5 tiếng' (14,7%) . Số người trả lời chỉ sử dụng điện thoại thông minh 2 tiếng mỗi ngày dừng ở mức 7,1%, cho thấy sự phụ thuộc tương đối lớn của thanh thiếu niên Hàn Quốc vào điện thoại di động.
Về những ứng dụng thường xuyên được sử dụng nhất, câu trả lời lần lượt là YouTube, KakaoTalk, các mạng xã hội (SNS), nghe nhạc và chơi game.
Khảo sát cũng cho thấy rằng chỉ có 9,7% trong tổng số người được hỏi đã cài đặt chương trình hạn chế sử dụng điện thoại thông minh. Cụ thể, nam giới (10,4%) có tỷ lệ cài đặt cao hơn nữ giới (8,7%) và ít có sự khác biệt theo độ tuổi. Sinh viên đại học (10,6%) có xu hướng cài đặt nhiều ứng dụng hạn chế sử dụng điện thoại thông minh hơn những người không phải sinh viên không phải đại học (7,3%).
Trong số các ứng dụng mạng xã hội, nữ giới (42,6%) sử dụng Twitter nhiều hơn nam giới (26,4%). Xét theo khuynh hướng chính trị, những người theo chủ nghĩa cấp tiến (52,5%) sử dụng Twitter nhiều hơn những người bảo thủ (23,8%). Xét theo nhóm tuổi, nhóm tuổi 20 chiếm tỷ lệ cao nhất (38,6%) trong việc sử dụng Twitter.
Ngược lại, nam giới (54,8%) sử dụng Facebook nhiều hơn nữ giới (35,7%). Về định hướng chính trị, nhóm bảo thủ có tỷ lệ sử dụng Facebook cao nhất với 48,7%, tiếp theo là những người theo chủ nghĩa tiến bộ với 46,7% và những người theo chủ nghĩa tự do (trung lập) với 41,6%. Việc sử dụng Facebook cũng tăng lên khi độ tuổi tăng lên.
Mặt khác, Instagram được nữ giới sử dụng nhiều hơn (93,9%) so với nam giới (88,5%) và có rất ít sự khác biệt theo khuynh hướng chính trị. Thêm vào đó, những người 19 tuổi có tỷ lệ sử dụng Instagram cao nhất với 93,3%.
Khảo sát cũng chỉ ra rằng thanh thiếu niên ở độ tuổi này (19~24 tuổi) tiếp xúc với rất nhiều thông tin sai lệch khi sử dụng các nền tảng video và mạng xã hội. Trong đó, 60% bắt gặp thông tin sai lệch trên mạng xã hội và 59% thông qua các nền tảng video.
47,6% số người được hỏi cho biết họ đã gặp phải ngôn từ kích động thù địch trên mạng. Trong đó, tỷ lệ tiếp xúc với biểu hiện căm ghét nam giới và nữ giới lần lượt là 77,2% và 77,5%. Theo sau là những ngôn từ thù ghét người đồng tính (68,9%); người khuyết tật (58,2%); người lớn tuổi (51.3%); người nước ngoài (45,7%).
Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất "Để tăng cường năng lực sử dụng phương tiện truyền thông của thanh thiếu niên, cần phải mở các lớp học liên quan trong chương trình năm nhất đại học để tất cả các sinh viên đều có thể đăng ký. Chúng ta cũng phải cân nhắc tới việc phổ cập những kiến thức liên quan đến bạo lực mạng và căm ghét xã hội thông qua các kênh truyền thông".