Việc khó có thể sử dụng chế độ "nghỉ chăm con" hoặc "nghỉ chăm sóc gia đình" đúng theo quy định có thể cũng là một nguyên nhân khiến cho người Hàn Quốc ái ngại việc sinh con, lập gia đình.
Vào ngày 26, tổ chức tư nhân 'Nạn bắt nạt nơi làm việc 119' đã ủy quyền cho cơ quan tham dò dư luận Embrain Public tiến hành khảo sát 1.000 nhân viên làm việc ở môi trường văn phòng, cho thấy 45,2% số người được hỏi cho rằng "không thể tùy ý sử dụng chế độ nghỉ phép nuôi con". Đặc biệt, tỷ lệ này còn cao hơn ở đối tượng lao động không thường xuyên với 58,5%, lao động làm việc trong doanh nghiệp có dưới 5 nhân viên với 67,1% và lao động có thu nhập hàng tháng dưới 1,5 triệu won (khoảng 27 triệu VNĐ) chiếm 57,8%.
Chế độ nghỉ thai sản và nghỉ chăm sóc gia đình cũng khó có thể được thực hiện theo ý muốn. Theo khảo sát, 39,6% số người được hỏi cho biết họ "không thể tùy ý sử dụng thời gian nghỉ thai sản" và 53% số người được hỏi cho rằng "rất khó sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc gia đình".
Điều này cho thấy nhân viên văn phòng Hàn Quốc gặp phải những khó khăn nhất định trong việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Tổ chức 'Nạn bắt nạt nơi làm việc 119' tuyên bố rằng làm thêm giờ quá mức là lý do chính khiến tổng tỷ suất sinh thấp. Jang Jong-soo, luật sư lao động tại tổ chức 'Nạn bắt nạt nơi làm việc 119' cho biết "Bất kể hình thức tuyển dụng nào, việc sử dụng các hệ thống luật định dựa trên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, chẳng hạn như nghỉ thai sản và nghỉ chăm con, phải được thực hiện mà không cần thiết phải xem xét sắc mặt của người quản lý hay đồng nghiệp. Chương trình điều chỉnh hệ thống giờ làm việc hiện tại của chính phủ có thể khiến những người trẻ tuổi từ bỏ hôn nhân và sinh con".
Ngoài ra, trong Khảo sát về Cân bằng giữa Công việc và Gia đình năm 2020 do Bộ Việc làm và Lao động thực hiện, chỉ có 5,9% nhân viên văn phòng tận dụng 'hệ thống giảm giờ làm việc khi mang thai' (giảm 2 giờ mỗi ngày trong vòng 12 tuần của thai kỳ hoặc sau 36 tuần của thai kỳ). Chỉ có 6,4% người lao động áp dụng chính sách 'giảm giờ làm trong thời gian chăm sóc con cái' (một hệ thống cho phép cha mẹ có con dưới 8 tuổi làm việc tối đa 35 giờ mỗi tuần).
Chế độ nghỉ thai sản và nghỉ chăm sóc gia đình cũng khó có thể được thực hiện theo ý muốn. Theo khảo sát, 39,6% số người được hỏi cho biết họ "không thể tùy ý sử dụng thời gian nghỉ thai sản" và 53% số người được hỏi cho rằng "rất khó sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc gia đình".
Điều này cho thấy nhân viên văn phòng Hàn Quốc gặp phải những khó khăn nhất định trong việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Tổ chức 'Nạn bắt nạt nơi làm việc 119' tuyên bố rằng làm thêm giờ quá mức là lý do chính khiến tổng tỷ suất sinh thấp. Jang Jong-soo, luật sư lao động tại tổ chức 'Nạn bắt nạt nơi làm việc 119' cho biết "Bất kể hình thức tuyển dụng nào, việc sử dụng các hệ thống luật định dựa trên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, chẳng hạn như nghỉ thai sản và nghỉ chăm con, phải được thực hiện mà không cần thiết phải xem xét sắc mặt của người quản lý hay đồng nghiệp. Chương trình điều chỉnh hệ thống giờ làm việc hiện tại của chính phủ có thể khiến những người trẻ tuổi từ bỏ hôn nhân và sinh con".
Ngoài ra, trong Khảo sát về Cân bằng giữa Công việc và Gia đình năm 2020 do Bộ Việc làm và Lao động thực hiện, chỉ có 5,9% nhân viên văn phòng tận dụng 'hệ thống giảm giờ làm việc khi mang thai' (giảm 2 giờ mỗi ngày trong vòng 12 tuần của thai kỳ hoặc sau 36 tuần của thai kỳ). Chỉ có 6,4% người lao động áp dụng chính sách 'giảm giờ làm trong thời gian chăm sóc con cái' (một hệ thống cho phép cha mẹ có con dưới 8 tuổi làm việc tối đa 35 giờ mỗi tuần).