Vào cuối năm ngoái, số lượng cửa hàng nhượng quyền đã đăng ký tại Hàn Quốc đã vượt quá 300.000. Trong đó, số lượng cửa hàng tăng mạnh ở các ngành hàng như nhà hàng Hàn Quốc, cửa hàng tiện ích, văn phòng hãng taxi.
Theo Ủy ban Thương mại Công bằng vào ngày 27, số lượng cửa hàng nhận quyền thương hiệu dựa trên tài liệu công khai được đăng ký vào cuối năm 2022 là 335.298, tăng 24,0% so với năm 2021. Điều này là do sự gia tăng đáng kể của các cửa hàng nhượng quyền trong ngành thực phẩm, giao thông vận tải và cửa hàng tiện lợi. Tỷ lệ thương hiệu có hơn 100 cửa hàng thành viên là 4,0%, tăng 0,5%p so với năm trước.
Ủy ban Thương mại Công bằng phân tích rằng sự gia tăng của các thương hiệu nhỏ trong năm ngoái đã giảm bớt khi việc sửa đổi Đạo luật Kinh doanh Nhượng quyền đã được thiết lập. Trong đó bản sửa đổi có hiệu lực vào tháng 11/2021 quy định rằng trụ sở (cửa hàng) chính phải hoạt động hơn một năm và có ít nhất một điểm kinh doanh trực tiếp thì mới có thể đăng ký giấy công khai thông tin mới và thành lập nghĩa vụ đăng ký và cung cấp giấy công khai thông tin cho trụ sở quản lý cửa hàng nhượng quyền thương hiệu quy mô nhỏ.
Ngoài ra, doanh thu trung bình của toàn bộ các cửa hàng nhượng quyền vào năm 2021 ghi nhận 3,1 nghìn tỷ won (khoảng 2,39 tỷ USD), tương đương với mức doanh thu của năm 2020. Xét theo ngành, doanh thu của dịch vụ ăn uống và bán buôn, bán lẻ giảm nhẹ 1,4% mỗi ngành so với năm 2020 nhưng ngược lại ngành dịch vụ lại có mức tăng trưởng tích cực với 25,8%.
Xét theo ngành, số thương hiệu (brand) nhượng quyền trong ngành ăn uống năm 2022 là 9.422, số cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhận nhượng quyền là 167.455, tăng lần lượt 4,9% và 23,9% so với năm trước đó. Tuy nhiên, doanh thu trung bình của các cửa hàng nhận nhượng quyền là 297 triệu won giảm 1,4% so với năm trước đó.
Số lượng cửa hàng nhượng quyền phân theo danh mục chính là 36.015 cửa hàng đồ ăn Hàn Quốc, chiếm 21,5% trong tổng ngành dịch vụ ăn uống.
Trong trường hợp doanh số trung bình của các cửa hàng nhượng quyền xét theo loại hình thì cửa hàng cà phê vẫn ghi nhận doanh số tăng 6,0% mặc dù Covid-19 tiếp diễn, tuy nhiên cửa hàng gà rán, đồ ăn Hàn Quốc và pizza lại giảm lần lượt 2,2%, 6,0% và 6,5%.
Số thương hiệu (brand) nhượng quyền trong ngành dịch vụ năm 2022 là 1.797 và số cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhận nhượng quyền là 101.124. Đây là mức tăng lần lượt là 8,1% và 36,0% so với năm trước.
Đặc biệt, với việc kích hoạt hoạt động nhượng quyền kinh doanh taxi, số lượng doanh nghiệp nhận quyền trong ngành vận tải tăng hơn 2,3 lần. Doanh thu trung bình của các bên nhận quyền là 161 triệu won tăng 25,8% so với năm trước đó.
Tính đến năm ngoái, số lượng thương hiệu trong ngành bán buôn và bán lẻ là 605 và số lượng cửa hàng nhận nhượng quyền là 61.008, tăng lần lượt 8,6% và 4,7% so với năm trước đó. Doanh thu trung bình của các cửa hàng là 530 triệu won, giảm 1,4% so với năm trước đó. Ngoài ra, số lượng người nhận nhượng quyền trong ngành cửa hàng tiện lợi tiếp tục tăng, nhưng lại giẩm trong ngành mỹ phẩm.
Thương hiệu mở nhiều cửa hàng mới nhất trong ngành nhà hàng vào năm 2021 là Compose Coffee, đã tăng thêm 573 cửa hàng nhượng quyền chỉ trong năm 2021. Tiếp theo là BBQ (442), Damgguk (394), Pizza Nara Chicken Gongju (102), Tous Les Jours (90) và Dunkin' Donuts (90).
Hoạt động kinh doanh bán buôn và bán lẻ đã tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là ở các cửa hàng tiện ích. Trong đó, CU mở nhiều nhất với 1.711 cửa hàng, tiếp theo là GS25 (1.467 ), 7-Eleven (1.347) và Emart 24 (1.116).
Một quan chức của Ủy ban Thương mại Công bằng cho biết, "Tác động của Covid-19 vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng ở hầu hết các ngành bao gồm nhà hàng cũng như bán buôn và bán lẻ, dẫn đến khó khăn trong việc điều hành nhượng quyền thương mại, chẳng hạn như doanh số nhượng quyền trung bình giảm. Chúng tôi sẽ thúc đẩy các chính sách hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa trụ sở nhượng quyền và chủ cửa hàng từ nhiều góc độ để hỗ trợ các bên nhận quyền đang gặp khó khăn."
Ủy ban Thương mại Công bằng phân tích rằng sự gia tăng của các thương hiệu nhỏ trong năm ngoái đã giảm bớt khi việc sửa đổi Đạo luật Kinh doanh Nhượng quyền đã được thiết lập. Trong đó bản sửa đổi có hiệu lực vào tháng 11/2021 quy định rằng trụ sở (cửa hàng) chính phải hoạt động hơn một năm và có ít nhất một điểm kinh doanh trực tiếp thì mới có thể đăng ký giấy công khai thông tin mới và thành lập nghĩa vụ đăng ký và cung cấp giấy công khai thông tin cho trụ sở quản lý cửa hàng nhượng quyền thương hiệu quy mô nhỏ.
Ngoài ra, doanh thu trung bình của toàn bộ các cửa hàng nhượng quyền vào năm 2021 ghi nhận 3,1 nghìn tỷ won (khoảng 2,39 tỷ USD), tương đương với mức doanh thu của năm 2020. Xét theo ngành, doanh thu của dịch vụ ăn uống và bán buôn, bán lẻ giảm nhẹ 1,4% mỗi ngành so với năm 2020 nhưng ngược lại ngành dịch vụ lại có mức tăng trưởng tích cực với 25,8%.
Xét theo ngành, số thương hiệu (brand) nhượng quyền trong ngành ăn uống năm 2022 là 9.422, số cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhận nhượng quyền là 167.455, tăng lần lượt 4,9% và 23,9% so với năm trước đó. Tuy nhiên, doanh thu trung bình của các cửa hàng nhận nhượng quyền là 297 triệu won giảm 1,4% so với năm trước đó.
Số lượng cửa hàng nhượng quyền phân theo danh mục chính là 36.015 cửa hàng đồ ăn Hàn Quốc, chiếm 21,5% trong tổng ngành dịch vụ ăn uống.
Trong trường hợp doanh số trung bình của các cửa hàng nhượng quyền xét theo loại hình thì cửa hàng cà phê vẫn ghi nhận doanh số tăng 6,0% mặc dù Covid-19 tiếp diễn, tuy nhiên cửa hàng gà rán, đồ ăn Hàn Quốc và pizza lại giảm lần lượt 2,2%, 6,0% và 6,5%.
Số thương hiệu (brand) nhượng quyền trong ngành dịch vụ năm 2022 là 1.797 và số cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhận nhượng quyền là 101.124. Đây là mức tăng lần lượt là 8,1% và 36,0% so với năm trước.
Đặc biệt, với việc kích hoạt hoạt động nhượng quyền kinh doanh taxi, số lượng doanh nghiệp nhận quyền trong ngành vận tải tăng hơn 2,3 lần. Doanh thu trung bình của các bên nhận quyền là 161 triệu won tăng 25,8% so với năm trước đó.
Tính đến năm ngoái, số lượng thương hiệu trong ngành bán buôn và bán lẻ là 605 và số lượng cửa hàng nhận nhượng quyền là 61.008, tăng lần lượt 8,6% và 4,7% so với năm trước đó. Doanh thu trung bình của các cửa hàng là 530 triệu won, giảm 1,4% so với năm trước đó. Ngoài ra, số lượng người nhận nhượng quyền trong ngành cửa hàng tiện lợi tiếp tục tăng, nhưng lại giẩm trong ngành mỹ phẩm.
Hoạt động kinh doanh bán buôn và bán lẻ đã tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là ở các cửa hàng tiện ích. Trong đó, CU mở nhiều nhất với 1.711 cửa hàng, tiếp theo là GS25 (1.467 ), 7-Eleven (1.347) và Emart 24 (1.116).
Một quan chức của Ủy ban Thương mại Công bằng cho biết, "Tác động của Covid-19 vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng ở hầu hết các ngành bao gồm nhà hàng cũng như bán buôn và bán lẻ, dẫn đến khó khăn trong việc điều hành nhượng quyền thương mại, chẳng hạn như doanh số nhượng quyền trung bình giảm. Chúng tôi sẽ thúc đẩy các chính sách hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa trụ sở nhượng quyền và chủ cửa hàng từ nhiều góc độ để hỗ trợ các bên nhận quyền đang gặp khó khăn."