Tính đến năm 2021, lần đầu tiên số tiền vay trung bình của những người làm công ăn lương tại Hàn Quốc vượt quá 50 triệu won. Lý do dẫn đến tình trạng này là do xu hướng "vay nợ để đầu tư" tăng lên nhanh chóng trong bối cảnh giá bất động sản và tài sản tài chính tăng mạnh kết hợp cùng lãi suất thấp.
Theo 'Nợ của người lao động dựa trên số liệu thống kê việc làm năm 2021' do Cục thống kê Hàn Quốc công bố vào ngày 28, khoản vay trung bình của người lao động làm công ăn lương tính đến cuối tháng 12/2021 là 52,02 triệu won (khoảng 39,9 nghìn USD), tăng 7,0% (3,4 triệu won) so với năm trước đó.
Khoản vay trung bình của người làm công ăn lương tăng hàng năm từ năm 2017 (39,74 triệu won), 2018 (41,75 triệu won), 2019 (44,08 triệu won) và 2020 (48,62 triệu won), và lần đầu tiên vượt quá 50 triệu won vào năm 2021.
Tỷ lệ nợ quá hạn là 0,41%, giảm 0,09 điểm phần trăm (p) so với năm 2020. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2017, khi số liệu thống kê bắt đầu được tổng hợp.
Xét theo ngành, khoản vay trung bình cho người lao động làm việc trong ngành tài chính và bảo hiểm là cao nhất với 101,24 triệu won, bên cạnh đó người lao động làm việc trong ngành lưu trú và nhà hàng có khoản vay trung bình thấp nhất là 21,02 triệu won.
Xét theo độ tuổi, khoản vay trung bình của người lao động ở độ tuổi 40 là cao nhất với 76,38 triệu won. Theo sau là những người ở độ tuổi 30 (71,68 triệu won), 50 tuổi (60,57 triệu won), 60 tuổi (38 triệu won), 70 tuổi trở lên (17,78 triệu won) và 29 tuổi trở xuống (16,91 triệu won) .
Số tiền cho vay xét theo giới tính lần lượt là 64,49 triệu won đối với nam và 37,08 triệu won đối với nữ. Tỷ lệ nợ quá hạn là 0,47% đối với nam và 0,30% đối với nữ.
Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, cũng có xu hướng thu nhập càng cao, khoản vay trung bình càng cao và tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp.
Người làm công ăn lương tại các tập đoàn lớn ghi nhận khoản vay trung bình là 81,07 triệu won và tỷ lệ nợ quá hạn là 0,21%, trong khi người làm công ăn lương tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ghi nhận khoản vay trung bình là 42,15 triệu won và tỷ lệ quá hạn là 0,68%. Trong khi khoản vay trung bình của người lao động tại các tập đoàn lớn cao hơn 1,9 lần so với người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì tỷ lệ nợ quá hạn đối với người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cao hơn 3,2 lần.
Khoản vay trung bình của người làm công ăn lương tăng hàng năm từ năm 2017 (39,74 triệu won), 2018 (41,75 triệu won), 2019 (44,08 triệu won) và 2020 (48,62 triệu won), và lần đầu tiên vượt quá 50 triệu won vào năm 2021.
Tỷ lệ nợ quá hạn là 0,41%, giảm 0,09 điểm phần trăm (p) so với năm 2020. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2017, khi số liệu thống kê bắt đầu được tổng hợp.
Xét theo ngành, khoản vay trung bình cho người lao động làm việc trong ngành tài chính và bảo hiểm là cao nhất với 101,24 triệu won, bên cạnh đó người lao động làm việc trong ngành lưu trú và nhà hàng có khoản vay trung bình thấp nhất là 21,02 triệu won.
Xét theo độ tuổi, khoản vay trung bình của người lao động ở độ tuổi 40 là cao nhất với 76,38 triệu won. Theo sau là những người ở độ tuổi 30 (71,68 triệu won), 50 tuổi (60,57 triệu won), 60 tuổi (38 triệu won), 70 tuổi trở lên (17,78 triệu won) và 29 tuổi trở xuống (16,91 triệu won) .
Số tiền cho vay xét theo giới tính lần lượt là 64,49 triệu won đối với nam và 37,08 triệu won đối với nữ. Tỷ lệ nợ quá hạn là 0,47% đối với nam và 0,30% đối với nữ.
Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, cũng có xu hướng thu nhập càng cao, khoản vay trung bình càng cao và tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp.
Người làm công ăn lương tại các tập đoàn lớn ghi nhận khoản vay trung bình là 81,07 triệu won và tỷ lệ nợ quá hạn là 0,21%, trong khi người làm công ăn lương tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ghi nhận khoản vay trung bình là 42,15 triệu won và tỷ lệ quá hạn là 0,68%. Trong khi khoản vay trung bình của người lao động tại các tập đoàn lớn cao hơn 1,9 lần so với người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì tỷ lệ nợ quá hạn đối với người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cao hơn 3,2 lần.