Do xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, thị phần của Trung Quốc trên thị trường nhập khẩu chất bán dẫn của Mỹ đã bị cắt giảm xuống còn 1/3, trong khi đó Đài Loan và Việt Nam trở thành quốc gia/khu vực được hưởng lợi từ việc này, theo phân tích từ Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI).
Ngày 9, Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) đã công bố kết quả phân tích thị phần của các nước lớn trên thị trường nhập khẩu chất bán dẫn của Mỹ sau xung đột thương mại Mỹ-Trung năm 2018 dựa trên số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC).
Theo kết quả phân tích, từ năm 2018 đến năm 2022, thị phần của Trung Quốc, quốc gia đứng đầu trong thị trường nhập khẩu chất bán dẫn của Mỹ trong hơn 20 năm, đã giảm chỉ còn 1/3 từ 30,2% xuống còn 11,7%.
Ngược lại, trong cùng thời kỳ thị phần của Đài Loan tăng 9,7 điểm phần trăm từ 9,5% lên 19,2%, thứ hạng cũng tăng từ vị trí thứ 4 lên vị trí thứ nhất. Việt Nam, vốn xếp ở vị trí thứ 8 với 2,5% thị phần vào năm 2018, đã leo lên vị trí thứ 5 với 9,8% thị phần vào năm 2022.
Thị phần của Hàn Quốc trên thị trường nhập khẩu chất bán dẫn của Mỹ không thay đổi, vẫn duy trì ở vị trí thứ 3 trong cả 4 năm (2018~2022), và chỉ tăng nhẹ 1,8 điểm phần trăm từ 10,8% năm 2018 lên 12,6% năm 2022.
Trước đó cho đến năm 2018, Hàn Quốc có lợi thế hơn Đài Loan, nhưng chỉ sau 4 năm thứ hạng đã bị đảo ngược. Thậm chí Đài Loan đã nới rộng khoảng cách với Hàn Quốc lên 6,6 điểm phần trăm.
Theo đó, FKI phân tích rằng Đài Loan và Việt Nam đang được hưởng lợi từ vị thế suy yếu của Trung Quốc trên thị trường nhập khẩu chất bán dẫn của Mỹ.
Cụ thể, Đài Loan và Việt Nam đang nhanh chóng thay thế Trung Quốc trong lĩnh vực 'linh kiện máy tính', mặt hàng bán dẫn nhập khẩu lớn nhất của Mỹ. Trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 9,67 tỷ USD trong 4 năm qua, thì nhập khẩu từ Đài Loan và Việt Nam tăng lần lượt là 7,56 tỷ USD và 3,51 tỷ USD.
Kết quả là thị phần nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ trong lĩnh vực linh kiện tương ứng đã giảm 15 điểm phần trăm, trong khi thị phần của Đài Loan và Việt Nam tăng lần lượt là 6,8 điểm phần trăm và 3,5 điểm phần trăm.
Ngoài ra, Đài Loan và Việt Nam cũng tập trung tăng cường vị thế trong các mặt hàng đang phát triển nhanh chóng ở Mỹ để mở rộng thị phần.
Cụ thể, trong 4 năm nhập khẩu các mặt hàng 'mạch tích hợp điện tử khác' của Mỹ tăng 77% (8,53 tỷ USD → 15,13 tỷ USD), trong đó nhập khẩu từ Đài Loan tăng 119% (1,84 tỷ USD → 4,03 tỷ USD).
Trong cùng thời gian, nhập khẩu các mặt hàng như 'đèn LED, pin mặt trời, mô-đun năng lượng mặt trời, v.v.' cũng tăng 135% (5,61 tỷ USD → 13,16 tỷ USD); trong đó nhập khẩu từ Việt Nam tăng 874% (390 triệu USD → 38 tỷ USD).
Choo Gwang-ho, giám đốc phòng công nghiệp kinh tế của FKI cho biết "Sau xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, những người hưởng lợi lớn nhất từ việc tổ chức lại thị trường nhập khẩu chất bán dẫn của Mỹ là Đài Loan và Việt Nam. Chúng ta nên tận dụng việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường cơ sở sản xuất chất bán dẫn trong nước và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu chất bán dẫn".
Mặt khác, kể từ năm 2018 vì lý do an ninh quốc gia và củng cố chuỗi cung ứng của quốc gia Mỹ đã áp dụng nhiều quy định khác nhau, chẳng hạn như áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu của các công ty Trung Quốc.
Theo kết quả phân tích, từ năm 2018 đến năm 2022, thị phần của Trung Quốc, quốc gia đứng đầu trong thị trường nhập khẩu chất bán dẫn của Mỹ trong hơn 20 năm, đã giảm chỉ còn 1/3 từ 30,2% xuống còn 11,7%.
Ngược lại, trong cùng thời kỳ thị phần của Đài Loan tăng 9,7 điểm phần trăm từ 9,5% lên 19,2%, thứ hạng cũng tăng từ vị trí thứ 4 lên vị trí thứ nhất. Việt Nam, vốn xếp ở vị trí thứ 8 với 2,5% thị phần vào năm 2018, đã leo lên vị trí thứ 5 với 9,8% thị phần vào năm 2022.
Thị phần của Hàn Quốc trên thị trường nhập khẩu chất bán dẫn của Mỹ không thay đổi, vẫn duy trì ở vị trí thứ 3 trong cả 4 năm (2018~2022), và chỉ tăng nhẹ 1,8 điểm phần trăm từ 10,8% năm 2018 lên 12,6% năm 2022.
Trước đó cho đến năm 2018, Hàn Quốc có lợi thế hơn Đài Loan, nhưng chỉ sau 4 năm thứ hạng đã bị đảo ngược. Thậm chí Đài Loan đã nới rộng khoảng cách với Hàn Quốc lên 6,6 điểm phần trăm.
Theo đó, FKI phân tích rằng Đài Loan và Việt Nam đang được hưởng lợi từ vị thế suy yếu của Trung Quốc trên thị trường nhập khẩu chất bán dẫn của Mỹ.
Cụ thể, Đài Loan và Việt Nam đang nhanh chóng thay thế Trung Quốc trong lĩnh vực 'linh kiện máy tính', mặt hàng bán dẫn nhập khẩu lớn nhất của Mỹ. Trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 9,67 tỷ USD trong 4 năm qua, thì nhập khẩu từ Đài Loan và Việt Nam tăng lần lượt là 7,56 tỷ USD và 3,51 tỷ USD.
Kết quả là thị phần nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ trong lĩnh vực linh kiện tương ứng đã giảm 15 điểm phần trăm, trong khi thị phần của Đài Loan và Việt Nam tăng lần lượt là 6,8 điểm phần trăm và 3,5 điểm phần trăm.
Ngoài ra, Đài Loan và Việt Nam cũng tập trung tăng cường vị thế trong các mặt hàng đang phát triển nhanh chóng ở Mỹ để mở rộng thị phần.
Cụ thể, trong 4 năm nhập khẩu các mặt hàng 'mạch tích hợp điện tử khác' của Mỹ tăng 77% (8,53 tỷ USD → 15,13 tỷ USD), trong đó nhập khẩu từ Đài Loan tăng 119% (1,84 tỷ USD → 4,03 tỷ USD).
Trong cùng thời gian, nhập khẩu các mặt hàng như 'đèn LED, pin mặt trời, mô-đun năng lượng mặt trời, v.v.' cũng tăng 135% (5,61 tỷ USD → 13,16 tỷ USD); trong đó nhập khẩu từ Việt Nam tăng 874% (390 triệu USD → 38 tỷ USD).
Choo Gwang-ho, giám đốc phòng công nghiệp kinh tế của FKI cho biết "Sau xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, những người hưởng lợi lớn nhất từ việc tổ chức lại thị trường nhập khẩu chất bán dẫn của Mỹ là Đài Loan và Việt Nam. Chúng ta nên tận dụng việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường cơ sở sản xuất chất bán dẫn trong nước và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu chất bán dẫn".
Mặt khác, kể từ năm 2018 vì lý do an ninh quốc gia và củng cố chuỗi cung ứng của quốc gia Mỹ đã áp dụng nhiều quy định khác nhau, chẳng hạn như áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu của các công ty Trung Quốc.