Đời sống Xã hội

Lý do gì khiến dân văn phòng Hàn Quốc đổ xô tìm kiếm cụm từ "yêu cầu thôi việc"?

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:48 12-05-2023
Mặc dù tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc đã gần như ổn định tuy nhiên suy thoái kinh tế cùng khủng hoảng việc làm khiến cho người dân công sở tại quốc gia này ngày càng lo lắng hơn về vấn đề công việc; cùng với đó lượng tìm kiếm cụm từ "yêu cầu thôi việc" tăng đột biến, cao gấp hơn 9 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Sự thay đổi trong nhận thức về sự bất an về vấn đề việc làm của nhân viên văn phòng Hàn Quốc. [Ảnh=Blind]

Kết quả phân tích dữ liệu tìm kiếm từ khóa về nỗi bất an trong công việc của người dùng Hàn Quốc trong quý I năm nay so với cùng kỳ năm ngoái của Blind, một nền tảng xã hội dành cho nhân viên văn phòng, vào ngày 10 cho thấy lượng tìm kiếm cụm từ "yêu cầu thôi việc" đã tăng 9,3 lần.

Ngoài ra, lượng tìm kiếm các từ khóa thể hiện tâm lý lo lắng về việc làm của người lao động nói chung như 'sa thải', 'trợ cấp thất nghiệp', 'tái cơ cấu', 'nghỉ hưu tự nguyện' cũng tăng gấp 3,3 lần.

Xét theo ngành nghề, nhân viên trong ngành 'Nội dung và giải trí' tìm kiếm các từ khóa liên quan đến cảm xúc bất an về việc làm tăng 9,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận mức tăng lớn nhất. Theo sau là ngành 'Quảng cáo' tăng 8,6 lần, 'Kế toán & Tư vấn' tăng 8,4 lần, 'Trò chơi (Game)' tăng 7,3 lần và 'Công nghệ thông tin (IT)' tăng 5,8 lần.

Khi Hàn Quốc chuyển sang giai đoạn coi Covid-19 như bệnh đặc hữu, tình trạng cảm thấy mất an toàn của nhân viên trong những ngành vốn được "hưởng lợi" từ dịch bệnh, ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Đặc biệt, ngành nội dung và giải trí tiếp tục hoạt động ì ạch do lượng người dùng dịch vụ trì trệ. Theo đó, từ đầu năm nay ngay cả các công ty lớn trong ngành cũng đã tiến hành tái cơ cấu mạnh mẽ.

Ngành công nghiệp trò chơi cũng bắt đầu cắt giảm quy mô khi hiệu suất bán hàng sụt giảm do doanh số thu từ các trò chơi hiện có giảm sút và cũng chưa có trò chơi mới. Ngành quảng cáo trực tuyến phát triển nhanh chóng trong đại dịch Covid-19 cũng đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.

Ngược lại, các ngành có lượng tìm kiếm thấp nhất là △ô tô △buôn bán △khách sạn/nghỉ dưỡng △ăn uống △đóng tàu, ghi nhận lượng tìm kiếm giống với cùng kỳ năm trước.

10 từ khóa được nhân viên văn phòng tìm kiếm nhiều nhất trong quý I năm nay, cùng với yêu cầu thôi việc và nghỉ hưu tự nguyện, là ▲ thử việc ▲ sa thải ngay trong ngày ▲ ngân hàng ▲ sa thải bất công ▲ tiền bồi dưỡng (an ủi) ▲ tập đoàn lớn ▲ nhân viên hợp đồng ▲ thay đổi công việc ▲ khởi nghiệp ▲ công ty nước ngoài. Đặc biệt, 'sa thải ngay trong ngày', vốn nằm ngoài top 50 cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2022 đã nhảy vọt lên vị trí thứ 2 chỉ sau 1 năm.

Sim Jeong-hee, nhà phân tích dữ liệu tại Blind, cho biết: "Thật bất thường khi lượng tìm kiếm từ khóa cho một chủ đề cụ thể tăng 3,3 lần trong một năm. Thông thường cảm xúc bất an về công việc của nhân viên văn phòng gia tăng theo từng giai đoạn chuyển đổi tuy nhiên năm nay, khi các yếu tố như dịch bệnh và suy thoái kinh tế xuất hiện chồng chéo khiến xu hướng này càng trở nên nghiêm trọng hơn".

 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기