Đời sống Xã hội

Sau dịch, người dân Seoul ít xem phim ngoài rạp…Các buổi biểu diễn, triển lãm được ưa chuộng

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)11:22 01-06-2023
Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây, xu hướng tham gia hoạt động văn hóa của người dân Seoul đã có nhiều thay đổi sau khi trải qua quãng thời gian dài sống chung với dịch bệnh. Trong đó thay đổi rõ ràng nhất đó là chuyển từ ra rạp xem phim thành sử dụng các ứng dựng OTT để xem phim; bên cạnh đó các buổi biểu diễn và triển lãm cũng trở thành hoạt động thu hút người dân Seoul hơn.

 
Tỷ lệ, tần suất và chi phí dành cho trải nghiệm văn hóa và nghệ thuật hàng năm của công dân Seoul.

Tỷ lệ, tần suất và chi phí dành cho trải nghiệm văn hóa và nghệ thuật hàng năm của công dân Seoul. [Ảnh=Quỹ Nghệ thuật và Văn hóa Seoul]

Vào ngày 1, Quỹ Văn hóa và Nghệ thuật Seoul (SFAC) đã công bố kết quả 'Khảo sát mức độ thưởng thức văn hóa của người dân Seoul năm 2023' trong đó cho thấy mức độ và xu hướng hoạt động văn hóa của người dân Seoul. 

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy người dân Seoul chi trung bình 100.000 won (khoảng 1,8 triệu VNĐ) mỗi năm cho văn hóa và thưởng thức, tham gia các hoạt động liên quan đến văn hóa trung bình 4 đến 5 lần một năm. Đây là mức tăng lần lượt 36,5% và 9,5% về chi phí và số lượt tham gia so với năm 2020. Đặc biệt, phụ nữ đã kết hôn ở độ tuổi 30~40 và đã có con là đối tượng có chi phí trung bình hàng năm cho đời sống văn hóa cao nhất, ở mức 158.000 won (khoảng 2,8 triệu VNĐ).

Trước sự lây lan của dịch Covid-19, cách thức tham gia đối với các hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng biến đổi đa dạng. Trong đó, SFAC đã trích dẫn xu hướng số hóa các hoạt động văn hóa và nghệ thuật như một ví dụ điển hình.

Cụ thể 32,8% số người tham gia khảo sát cho biết họ có kinh nghiệm sử dụng các nền tảng trực tuyến. Trong số này, 63,1% sử dụng các dịch vụ phát trực tuyến video, tiếp theo là phát trực tuyến nhạc (49,8%) và trò chơi (36,5%), webtoon/tiểu thuyết mạng (32,3%), sách nói/ebook (24,6%).

Thêm vào đó, cùng với việc chuyển đổi số, hình thức xem, vốn thiên về xem phim, đã đa dạng hóa. Năm ngoái, người dân Seoul cho biết họ đến xem các buổi biểu diễn và triển lãm (56,2%) nhiều hơn là xem phim (48,4%).

Đối với việc sử dụng các không gian văn hóa, "tỷ lệ sử dụng các công trình văn hóa công cộng xung quanh nơi ở" ghi nhận con số cao 62,9%. Bên cạnh đó, công viên ngoài trời (19,7%) và thư viện (18,5%) được coi là không gian được sử dụng thường xuyên và tỷ lệ sử dụng cao hơn các cơ sở dịch vụ văn hóa thông thường.

Lee Chang-gi, Giám đốc điều hành của Quỹ Văn hóa và Nghệ thuật Seoul, cho biết: "Chúng tôi sẽ đi đầu trong việc tạo ra các chính sách văn hóa phản ánh những thay đổi trong xã hội và thực trạng thưởng thức văn hóa, đồng thời phát triển các chương trình văn hóa nghệ thuật nhằm nâng cao tiêu chuẩn thưởng thức văn hóa của người dân Seoul".

 
Khách tham quan đang thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật ở một buổi triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Ho-Am ở Yongin- si, Gyeonggi-do.

Khách tham quan đang thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật ở một buổi triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Ho-Am ở Yongin- si, Gyeonggi-do. [Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기