Cùng với xu hướng già hóa dân số, tỷ lệ người ở độ tuổi 60 trong tổng số những người có việc làm ở Hàn Quốc đã vượt quá tỷ lệ thanh niên ở độ tuổi 20. Thậm chí, kết quả thống kê còn cho thấy cứ 10 người ở độ tuổi 60 thì có tới 6 người vẫn đang làm việc.
Theo Cổng thông tin thống kê quốc gia (KOSIS) của Cục Thống kê Hàn Quốc vào ngày 19, số người có việc làm ở độ tuổi 60 (60~69 tuổi) tháng 5/2023 là 4,467 triệu người, nhiều hơn 3,833 triệu người có việc làm ở độ tuổi 20 (20~29 tuổi).
Tính đến tháng 5, số người có việc làm ở độ tuổi 60 đã vượt quá số người có việc làm ở độ tuổi 20 trong ba năm liên tiếp kể từ năm 2021.
Năm 2020, số người có việc làm ở độ tuổi 60 là 3,598 triệu người, thấp hơn tương đối so với số người có việc làm ở độ tuổi 20 (3,602 triệu người). Tuy nhiên cho đến năm 2021, con số này bắt đầu bị đảo ngược với 3,911 triệu người ở độ tuổi 60 có việc làm só với mức 3,712 triệu người ở độ tuổi 20.
Điều này cho thấy ở Hàn Quốc số lượng người lớn tuổi hiện đang làm việc đang có xu hướng áp đảo hơn so với những người trẻ tuổi. Hiện tượng này xuất hiện là do những thay đổi trong cấu trúc nhân khẩu học, đặc biệt liên quan chặt chẽ tới vấn đề già hóa dân số.
Tính đến tháng 5/2023, dân số ở độ tuổi 60 ở Hàn Quốc là 5,709 triệu người vào năm 2018, ít hơn so với dân số ở độ tuổi 20 (6,382 triệu người), nhưng vào năm 2021, số lượng dân số ở độ tuổi 60 đã tăng nhanh, đạt 6,887 triệu người, cao hơn so với dân số ở độ tuổi 20 (6,481 triệu người).
Trong khi dân số ở độ tuổi 60 tăng 1,772 triệu người (31,0%) trong 5 năm kể từ năm 2018, thì dân số ở độ tuổi 20 lại giảm 227.000 người (3,6%). Gần đây, dân số trên 60 tuổi đang tăng với tốc độ nhanh do thế hệ 'baby boomer' (thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh khi tỷ lệ sinh bắt đầu tăng vọt ở hầu hết các quốc gia phát triển, chỉ những người sinh từ năm 1946~1964) bắt đầu bước vào độ tuổi cao niên.
Việc số lượng người cao tuổi muốn đi làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống ngày càng nhiều cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Theo vi dữ liệu (micro data) của cuộc khảo sát bổ sung về người cao tuổi thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế của Cục Thống kê Hàn Quốc, số người ở độ tuổi 60 mong muốn được làm việc trong tương lai đã tăng từ 66,3% vào tháng 5/2018 lên 71,8% vào tháng 5/2022.
Trong cả năm 2018 và 2022, 'để trang trải chi phí sinh hoạt' là lý do phổ biến nhất khiến những người ở độ tuổi 60 muốn đi làm.
Thống kê cũng cho thấy tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của nhóm dân số cao tuổi vẫn tiếp tục tăng.
Tháng trước, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 60 tuổi trở lên là 48,1%. Đây là con số cao nhất tính riêng trong tháng 5 kể từ khi các số liệu thống kê liên quan bắt đầu được tính toán từ tháng 6/1999.
Theo xu hướng này, tỷ lệ việc làm của những người ở độ tuổi 60 vào tháng 5/2023 là 59,7%, tăng 1,0 điểm phần trăm so với một năm trước. Điều này có nghĩa là cứ 10 người ở độ tuổi 60 thì có 6 người vẫn đang làm việc.
Ngược lại, số lượng thanh niên không hoạt động kinh tế cũng ngày một tăng.
Số người trẻ tuổi được phân loại thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế tức là không có việc làm cũng như tuy không có lý do gì đặc biệt nhưng cũng không đi tìm việc, hay gọi một cách suồng sã là "nằm không" trong tháng 5/2023 đã tăng 40.000 người so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, trong tháng 4/2023, con số này cũng đạt 34.000 người.
Trong đó, câu trả lời được nhiều người trẻ lựa chọn nhất (173.000 người) cho lý do tại sao những người ở độ tuổi 20 không tìm được việc làm là "dường như không có việc làm nào phù hợp với tiêu chuẩn lương hoặc điều kiện lao động (mà bản thân) mong muốn".
Tính đến tháng 5, số người có việc làm ở độ tuổi 60 đã vượt quá số người có việc làm ở độ tuổi 20 trong ba năm liên tiếp kể từ năm 2021.
Năm 2020, số người có việc làm ở độ tuổi 60 là 3,598 triệu người, thấp hơn tương đối so với số người có việc làm ở độ tuổi 20 (3,602 triệu người). Tuy nhiên cho đến năm 2021, con số này bắt đầu bị đảo ngược với 3,911 triệu người ở độ tuổi 60 có việc làm só với mức 3,712 triệu người ở độ tuổi 20.
Điều này cho thấy ở Hàn Quốc số lượng người lớn tuổi hiện đang làm việc đang có xu hướng áp đảo hơn so với những người trẻ tuổi. Hiện tượng này xuất hiện là do những thay đổi trong cấu trúc nhân khẩu học, đặc biệt liên quan chặt chẽ tới vấn đề già hóa dân số.
Tính đến tháng 5/2023, dân số ở độ tuổi 60 ở Hàn Quốc là 5,709 triệu người vào năm 2018, ít hơn so với dân số ở độ tuổi 20 (6,382 triệu người), nhưng vào năm 2021, số lượng dân số ở độ tuổi 60 đã tăng nhanh, đạt 6,887 triệu người, cao hơn so với dân số ở độ tuổi 20 (6,481 triệu người).
Trong khi dân số ở độ tuổi 60 tăng 1,772 triệu người (31,0%) trong 5 năm kể từ năm 2018, thì dân số ở độ tuổi 20 lại giảm 227.000 người (3,6%). Gần đây, dân số trên 60 tuổi đang tăng với tốc độ nhanh do thế hệ 'baby boomer' (thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh khi tỷ lệ sinh bắt đầu tăng vọt ở hầu hết các quốc gia phát triển, chỉ những người sinh từ năm 1946~1964) bắt đầu bước vào độ tuổi cao niên.
Việc số lượng người cao tuổi muốn đi làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống ngày càng nhiều cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Theo vi dữ liệu (micro data) của cuộc khảo sát bổ sung về người cao tuổi thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế của Cục Thống kê Hàn Quốc, số người ở độ tuổi 60 mong muốn được làm việc trong tương lai đã tăng từ 66,3% vào tháng 5/2018 lên 71,8% vào tháng 5/2022.
Trong cả năm 2018 và 2022, 'để trang trải chi phí sinh hoạt' là lý do phổ biến nhất khiến những người ở độ tuổi 60 muốn đi làm.
Thống kê cũng cho thấy tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của nhóm dân số cao tuổi vẫn tiếp tục tăng.
Tháng trước, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 60 tuổi trở lên là 48,1%. Đây là con số cao nhất tính riêng trong tháng 5 kể từ khi các số liệu thống kê liên quan bắt đầu được tính toán từ tháng 6/1999.
Theo xu hướng này, tỷ lệ việc làm của những người ở độ tuổi 60 vào tháng 5/2023 là 59,7%, tăng 1,0 điểm phần trăm so với một năm trước. Điều này có nghĩa là cứ 10 người ở độ tuổi 60 thì có 6 người vẫn đang làm việc.
Ngược lại, số lượng thanh niên không hoạt động kinh tế cũng ngày một tăng.
Số người trẻ tuổi được phân loại thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế tức là không có việc làm cũng như tuy không có lý do gì đặc biệt nhưng cũng không đi tìm việc, hay gọi một cách suồng sã là "nằm không" trong tháng 5/2023 đã tăng 40.000 người so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, trong tháng 4/2023, con số này cũng đạt 34.000 người.
Trong đó, câu trả lời được nhiều người trẻ lựa chọn nhất (173.000 người) cho lý do tại sao những người ở độ tuổi 20 không tìm được việc làm là "dường như không có việc làm nào phù hợp với tiêu chuẩn lương hoặc điều kiện lao động (mà bản thân) mong muốn".