Kinh tế Chính trị

FKI: "Doanh số tăng 87% và việc làm tăng 100% nếu Hàn Quốc lọt vào top 4 cường quốc xuất khẩu quốc phòng"

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:01 17-07-2023
Một phân tích cho thấy rằng Hàn Quốc, hiện đang xếp thứ 9 trên thế giới về xuất khẩu quốc phòng, trở thành một trong bốn quốc gia khẩu quốc phòng hàng đầu thế giới vào năm 2027 theo mục tiêu của chính phủ, thì cả doanh số bán hàng và số lượng việc làm liên quan sẽ tăng gấp đôi so với năm 2021.

 
Xếp hạng các quốc gia xuất khẩu quốc phòng lớn trên thế giới trong năm 20182022 theo tiêu chí phân tích của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm SIPRI Trong đó Hàn Quốc đứng thứ 9 trong xuất khẩu bảng bên trái và thứ 7 trong nhập khẩu bảng bên phải ẢnhFKI
Xếp hạng các quốc gia xuất khẩu quốc phòng lớn trên thế giới trong năm 2018~2022 theo tiêu chí phân tích của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Trong đó Hàn Quốc đứng thứ 9 trong xuất khẩu (bảng bên trái) và thứ 7 trong nhập khẩu (bảng bên phải). [Ảnh=FKI]

Ngày 17, Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) đã công bố báo cáo "Tác động kinh tế và thách thức của việc nằm trong 4 quốc gia xuất khẩu quốc phòng hàng đầu thế giới". Theo báo cáo, nếu Hàn Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu quốc phòng lớn thứ tư thế giới vào năm 2027, doanh thu quốc phòng ước đạt 29,7 nghìn tỷ won (khoảng 23,4 tỷ USD). Đây là mức tăng 86,8% so với 15,9 nghìn tỷ won doanh thu quốc phòng vào năm 2021 của Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, việc làm cũng được dự kiến ​​sẽ tăng hơn gấp đôi từ 33.000 vào năm 2021 lên 69.000 vào năm 2027. Quy mô việc làm được ước tính bằng cách loại trừ các tác động gián tiếp từ các ngành liên quan ngoài ngành công nghiệp quốc phòng. FKI thông báo rằng tác động việc làm thực tế có thể lớn hơn nếu cả tác động trực tiếp và gián tiếp được xem xét.

Báo cáo cho biết xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng của Hàn Quốc đang tăng lên nhờ xuất khẩu xe tăng K2, pháo tự hành K9 và máy bay tấn công hạng nhẹ FA-50 sang Ba Lan vào năm ngoái và hiện triển vọng cũng rất tích cực.

Các đơn đặt hàng xuất khẩu quốc phòng đã tăng hơn gấp đôi từ 3 tỷ đô la (khoảng 3,8 nghìn tỷ KRW) vào năm 2020 lên 7,3 tỷ đô la (khoảng 9,3 nghìn tỷ KRW) vào năm 2021; 17,3 tỷ đô la (khoảng 22 nghìn tỷ KRW) vào năm ngoái nhờ các đơn hàng xuất khẩu sang Ba Lan. Đây là mức tăng gấp gần 6 lần chỉ trong hai năm.

Báo cáo cũng đề xuất rằng để Hàn Quốc đạt được mục tiêu trở thành 'một trong 4 cường quốc trong ngành công nghiệp quốc phòng', Hàn Quốc nên mở rộng thị trường xuất khẩu nhắm vào các khu vực có nhu cầu quốc phòng cao để đáp ứng với giai đoạn thay đổi hỗn loạn hiện nay của ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu, đồng thời nâng cao chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu.

Trong bối cảnh chiến sự giữa Nga và Ukraine kéo dài, chi tiêu quốc phòng toàn cầu đang đạt mức cao mới và khi độ tin cậy của vũ khí Nga, nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, đang giảm, các nhà xuất khẩu mới nổi như Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ chiếm được ưu thế.

Báo cáo cũng đề xuất các cách để tăng xuất khẩu bằng cách khai phá các thị trường mới như Ả Rập Xê-út, Ai Cập và Ấn Độ, những quốc gia có tỷ trọng nhập khẩu vũ khí lớn nhất. Các biện pháp bao gồm mở rộng hỗ trợ sản xuất và hỗ trợ tài chính tại địa phương, chuẩn bị hệ thống ứng phó rò rỉ công nghệ và sử dụng hợp tác kinh tế và công nghiệp làm nền tảng cho xuất khẩu quốc phòng.

Ngoài ra, báo cáo cũng đề xuất thêm rằng Hàn Quốc nên mở rộng sự tham gia vào chuỗi cung ứng quốc phòng toàn cầu, cùng phát triển các hệ thống vũ khí với Mỹ và sử dụng các cơ sở sản xuất ở nước ngoài để thúc đẩy các sản phẩm và thị trường xuất khẩu.

Choo Kwang-ho người đứng đầu Trụ sở Kinh tế và Công nghiệp của FKI, cho biết: "Trong trường hợp tình hình quốc tế bất ổn, chẳng hạn như chiến sự Nga-Ukraine, chính sách ngoại giao bán hàng của chính phủ Hàn Quốc được bổ sung vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chẳng hạn như chất lượng tuyệt vời và thời gian giao hàng nhanh chóng, và ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đang thu hút sự chú ý của thế giới. Chúng ta cần đưa ra các chiến lược tăng trưởng về số lượng và chất lượng để sự bùng nổ xuất khẩu gần đây có thể tiếp tục kéo dài". 

 
Một chiếc xe tăng K2 đang băng qua cầu phao trong cuộc huấn luyện vượt sông của Sư đoàn cơ động số 11 của Quân đội Hàn Quốc được tổ chức vào ngày 245 tại khu vực sông Namhan ở Yeonyang-dong Yeoju-si Gyeonggi-do ẢnhYonhap News
Một chiếc xe tăng K2 đang băng qua cầu phao trong cuộc huấn luyện vượt sông của Sư đoàn cơ động số 11 của Quân đội Hàn Quốc được tổ chức vào ngày 24/5 tại khu vực sông Namhan ở Yeonyang-dong, Yeoju-si, Gyeonggi-do. [Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기