Đời sống Xã hội

Thời gian chờ hàng quốc tế thông quan vào Hàn Quốc kéo dài vì cơn sốt mua hàng trực tiếp từ nước ngoài của người dân

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:06 22-08-2023
Trong bối cảnh lạm phát kéo dài, nhu cầu về các sản phẩm có hiệu quả chi phí cao cũng ngày càng tăng. Theo đó, tại Hàn Quốc không ít người đã chọn phương án mua hàng trực tiếp ở các trang web nước ngoài sau đó chờ sản phẩm thông quan vào Hàn Quốc và được vận chuyển tới tận nhà.

Tại Cảng Incheon và Cảng Pyeongtaek, khi lượng hàng hóa được người dùng đặt trực tiếp từ nước ngoài tăng lên, thậm chí còn xảy ra tình trạng "khủng hoảng thông quan", khi mà thời gian chờ thông quan thông thường đã tăng từ 1 ngày lên tới tận 2~3 tuần.


 
Ảnhdbeorlf123ajunewscom
[Ảnh=dbeorlf123@ajunews.com]
 
Cơn sốt mua hàng trực tiếp từ nước ngoài dẫn đến cuộc khủng hoảng thông quan
Theo dữ liệu về 'Xu hướng mua sắm trực tuyến năm 2023' do Văn phòng Thống kê Hàn Quốc công bố vào ngày 21, giá trị của các đơn hàng trực tuyến mua hàng ở nước ngoài trong quý II/2023 là 1,635 nghìn tỷ won (khoảng 1,21 tỷ USD), tăng 25,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt 48% (777,8 tỷ won) trong số đó là hàng hóa được mua trực tiếp từ Trung Quốc.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của việc mua hàng trực tiếp từ nước ngoài được phân tích là là do sự đa dạng hóa của các đại lý mua hàng và nền tảng giao hàng, giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng mua sắm ở nước ngoài hơn. Không những vậy, nếu sử dụng chương trình khuyến mãi giảm giá của hãng, khách hàng có thể mua được các sản phẩm với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá bán tại Hàn Quốc.

Vì những lý do đó, cơn sốt mua hàng trực tiếp từ nước ngoài ở Hàn Quốc ngày càng nóng lên, thậm chí còn gây ra 'khủng hoảng thông quan'.

Các quan chức trong ngành hậu cần (logistics) giải thích rằng thông thường thời gian chờ thông quan chỉ kéo dài 1 ngày nhưng do khối lượng hàng hóa ngày càng tăng thời gian thông quan đã kéo dài tới 2~3 tuần.

Hiện tại, có khoảng 700.000 mặt hàng thậm chí còn chưa thể vận chuyển từ nước ngoài (bao gồm cả Trung Quốc) vào Hàn Quốc.

Theo đó để giải quyết 'cuộc khủng hoảng thông quan' do lượng mua hàng trực tiếp từ nước ngoài tăng nhanh, Cục Hải quan Hàn Quốc đã đưa vào hệ thống thông quan 24 giờ vào các ngày trong tuần.

Để vào Hàn Quốc, 99% hàng hóa chuyển phát nhanh đường hàng không và đường biển nội địa đi qua ba cảng bao gồm Cảng Incheon, Cảng Pyeongtaek và Sân bay Quốc tế Incheon. Cục Hải quan Hàn Quốc đã mở rộng thời gian làm thủ tục hải quan tại Cảng Incheon và Cảng Pyeongtaek ở Kyunggi-do lên 24 giờ/ngày từ thứ Hai~thứ Sáu và từ 9~18 giờ vào các ngày thứ Bảy (giờ lầm việc thông thường là 9~18 giờ từ các ngày trong tuần và hỗ trợ làm thêm giờ/làm thủ tục hải quan vào thứ Bảy nếu cần thiết). 

Hiện Sân bay quốc tế Seoul hiện cũng đang vận hành hệ thống thông quan 24 giờ.
 
◆Các trang mua sắm trong nước và nền tảng thanh toán đơn giản cũng được hưởng lợi từ cơn sốt mua hàng trực tiếp
Công ty đang được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​cơn sốt mua hàng quốc tế trực tiếp tại Hàn Quốc, thì đó sẽ là 'AliExpress', một nền tảng mua hàng trực tiếp từ nước ngoài. AliExpress đã vượt qua Karrot (một sàn giao dịch đồ cũ) vốn đã đứng đầu trong 35 tháng ở hạng mục ứng dụng mua sắm để vươn lên vị trí dẫn đầu vào tháng 4 năm ngoái (2022).

Sự tăng trưởng của AliExpress bắt nguồn từ tỷ trọng mua hàng trực tiếp từ Trung Quốc là cao nhất trong tổng số sản phẩm được khách hàng Hàn Quốc đặt mua trực tiếp từ nước ngoài.

Nhìn vào 'Hiện trạng mua hàng trực tiếp ở nước ngoài năm 2022' do Cục Hải quan Hàn Quốc công bố vào tháng 2, AliExpress đã cho thấy mức tăng trưởng năm lần lượt là 48,3% vào năm 2020, 54,6% vào năm 2021 và 57,7% vào năm 2022 (dựa trên tiêu chuẩn số đơn hàng). Nắm bắt thời cơ, AliExpress quyết định đầu tư 100 tỷ won vào thị trường Hàn Quốc vào đầu năm naym, đồng thời tiến hành các sự kiện tiếp thị và quảng cáo quy mô lớn về điểm mạnh của công ty đó là hiệu quả về chi phí của sản phẩm và dịch vụ giao hàng nhanh chóng.

Gần đây, khi cuộc 'khủng hoảng thông quan' của Hàn Quốc xảy ra, chính quyền Hàn Quốc và Trung Quốc đã quyết định cho phép hạ thủy sáu tàu chở hàng tốc độ cao dành riêng cho việc tuyến vận chuyển Hàn-Trung. Trong đó, khối lượng vận chuyển trung bình mỗi tàu khoảng 200 FEU (1 FEU là container dài 12m). Thông thường sẽ mất 13 tiếng để đến Cảng Pyeongtaek nếu xuất phát từ Cảng Uy Hải và Cảng Yên Đài ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Cộng thêm thời gian thông quan trung bình tại Cảng Pyeongtaek mất từ ​​1~2 ngày nên thời gian có thể giao hàng đến tay khách hàng sớm nhất dự kiến là trong vòng 3 ngày.

Ngoài AliExpress, ngành hậu cần và thanh toán của Hàn Quốc cũng được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ cơn sốt mua hàng trực tiếp từ nước ngoài.

Trong ngành hậu cần có CJ Logistics, công ty phụ trách vận chuyển hàng của AliExpress trong nội địa Hàn Quốc. Hiện tại, CJ Logistics vận chuyển hơn 1 triệu hộp sản phẩm AliExpress mỗi tháng. Công ty có kế hoạch cung cấp dịch vụ hậu cần thông qua hợp tác chiến lược với AliExpress để các sản phẩm khởi hành từ Trung Quốc có thể được giao trong vòng 3~5 ngày.

Trong số các nền tảng mua sắm, Naver được cho là công ty được hưởng lớn không nhỏ từ cơn sốt này. Naver đã có mối quan hệ với AliExpress kể từ lần kinh doanh đầu tiên tại Hàn Quốc. Ngay cả bây giờ, các sản phẩm của AliExpress vẫn có thể được mua thông qua tìm kiếm Naver.

Ngoài ra, Kakao Pay xứng đáng được chú ý trên thị trường thanh toán đơn giản khi Alipay là cổ đông lớn thứ hai của Kakao Pay và công ty mẹ của Alipay là Tập đoàn Alibaba, đơn vị điều hành AliExpress.

Một quan chức của Kakao Pay cho biết: "Chúng tôi đang trong quá trình hợp tác đa dạng với AliExpress sau khi bắt đầu dịch vụ thanh toán đơn giản với công ty vào tháng 7/2020. Chúng tôi đang không ngừng nỗ lực lên kế hoạch và quảng bá các dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기