Theo khảo sát, ngành có mức lương trung bình hàng năm cao nhất ở Hàn Quốc là ngành tài chính và bảo hiểm. Khoảng cách thu nhập giữa các ngành có thu nhập bình quân cao nhất và các ngành có thu nhập bình quân thấp nhất là khoảng 5,3 lần.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thuế Quốc gia Hàn Quốc gửi đến nghị sĩ Jin Sun-mi, thành viên Ủy ban Kế hoạch và Tài chính của Quốc hội, vào năm 2021 đã có 19.959.148 người lao động báo cáo thu nhập vào năm 2021 với tổng số tiền lương năm ghi nhận là 803,286 triệu tỷ won (khoảng 591,9 tỷ USD).
Mức lương trung bình của mỗi người làm công ăn lương tại Hàn Quốc là 40,24 triệu won (khoảng 29,64 nghìn USD) mỗi năm.
Xét theo ngành, tại Hàn Quốc ngành tài chính và bảo hiểm có mức lương bình quân đầu người cao nhất ở mức 89,14 triệu won (khoảng 65,7 nghìn USD).
Mức lương trung bình của người lao động trong các ngành điện, khí đốt và nước (74,18 triệu KRW), khai thác mỏ (55,3 triệu KRW), sản xuất (48,74 triệu KRW) và bất động sản (46,03 triệu KRW) cũng tương đối cao.
Dữ liệu thống kê cũng cho thấy 7 ngành có mức lương thấp hơn mức trung bình là chăm sóc sức khỏe (40 triệu won), xây dựng (39,15 triệu won), công nghiệp dịch vụ (36,59 triệu won), bán buôn (36,58 triệu won), nông lâm ngư nghiệp (28,71 triệu won), bán lẻ (26,79 triệu won) và ngành thực phẩm và lưu trú (16,95 triệu won).
Chênh lệch giữa ngành thực phẩm và lưu trú có mức lương bình quân thấp nhất và ngành tài chính bảo hiểm có mức lương bình quân cao nhất là 5,3 lần.
Trong số tất cả người lao động, có 19.959 người có mức lương hàng năm nằm trong top 0,1%, với mức lương trung bình hàng năm là 956,15 triệu won (khoảng 704,6 nghìn USD). Trong nhóm này có tổng cộng 2.743 người làm trong ngành tài chính bảo hiểm trong khi chỉ có 61 người làm trong ngành ăn uống lưu trú.
Mức lương trung bình của top 1% là 317,3 triệu won và mức lương trung bình của top 10% là 83,28 triệu won.
Nghị sĩ Jin Sun-mi cho biết, "Hiện có một khoảng cách lớn (lên tới hơn 5 lần) về thu nhập trung bình hàng năm của các ngành khác nhau. Để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, chính phủ cần điều chỉnh các kế hoạch cân bằng thu nhập bình quân đầu người phù hợp dựa trên mô hình lao động và hoạt động kinh doanh đặc thù của từng ngành, cam kết giảm bớt tình trạng mất cân bằng tiền lương, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của đất nước".
Mức lương trung bình của mỗi người làm công ăn lương tại Hàn Quốc là 40,24 triệu won (khoảng 29,64 nghìn USD) mỗi năm.
Xét theo ngành, tại Hàn Quốc ngành tài chính và bảo hiểm có mức lương bình quân đầu người cao nhất ở mức 89,14 triệu won (khoảng 65,7 nghìn USD).
Mức lương trung bình của người lao động trong các ngành điện, khí đốt và nước (74,18 triệu KRW), khai thác mỏ (55,3 triệu KRW), sản xuất (48,74 triệu KRW) và bất động sản (46,03 triệu KRW) cũng tương đối cao.
Dữ liệu thống kê cũng cho thấy 7 ngành có mức lương thấp hơn mức trung bình là chăm sóc sức khỏe (40 triệu won), xây dựng (39,15 triệu won), công nghiệp dịch vụ (36,59 triệu won), bán buôn (36,58 triệu won), nông lâm ngư nghiệp (28,71 triệu won), bán lẻ (26,79 triệu won) và ngành thực phẩm và lưu trú (16,95 triệu won).
Chênh lệch giữa ngành thực phẩm và lưu trú có mức lương bình quân thấp nhất và ngành tài chính bảo hiểm có mức lương bình quân cao nhất là 5,3 lần.
Trong số tất cả người lao động, có 19.959 người có mức lương hàng năm nằm trong top 0,1%, với mức lương trung bình hàng năm là 956,15 triệu won (khoảng 704,6 nghìn USD). Trong nhóm này có tổng cộng 2.743 người làm trong ngành tài chính bảo hiểm trong khi chỉ có 61 người làm trong ngành ăn uống lưu trú.
Mức lương trung bình của top 1% là 317,3 triệu won và mức lương trung bình của top 10% là 83,28 triệu won.
Nghị sĩ Jin Sun-mi cho biết, "Hiện có một khoảng cách lớn (lên tới hơn 5 lần) về thu nhập trung bình hàng năm của các ngành khác nhau. Để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, chính phủ cần điều chỉnh các kế hoạch cân bằng thu nhập bình quân đầu người phù hợp dựa trên mô hình lao động và hoạt động kinh doanh đặc thù của từng ngành, cam kết giảm bớt tình trạng mất cân bằng tiền lương, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của đất nước".