Theo thông tin từ Văn phòng Thủ tướng Hàn Quốc, chiều ngày 23 tại Khu phức hợp Chính phủ Seoul Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo đã có buổi tiếp và hội đàm với Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Việt Nam Trần Tuấn Anh, người đang có chuyến thăm Hàn Quốc. Tại buổi làm việc, thủ tướng Han đã có đề nghị phía Việt Nam hỗ trợ cho các công ty Hàn Quốc đang tiến vào thị trường địa phương.
Tại cuộc hội đàm cùng ngày, Thủ tướng Hàn Quốc cho biết: "Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc, còn Hàn Quốc là quốc gia đầu tư số một vào Việt Nam. Sự hợp tác và trao đổi giữa hai nước đã và đang phát triển vô cùng nhanh chóng và tích cực".
"Chúng ta đang xây dựng mối quan hệ tin cậy và hợp tác tốt đẹp nhất, trong đó có việc nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên 'đối tác chiến lược toàn diện' nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao vào năm ngoái. Đặc biệt, thông qua FTA Hàn Quốc-Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng hơn gấp đôi. Việc hợp tác chặt chẽ là cần thiết để đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 150 tỷ USD vào năm 2030", Thủ tướng Han đánh giá.
Thủ tướng Han cũng nhấn mạnh: "Để hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế bền vững và cùng có lợi, điều quan trọng là phải cải thiện môi trường đầu tư cho các công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam". Thủ tướng đồng thời cũng đề nghị sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ lãnh đạo Việt Nam trong việc đơn giản hóa thủ tục thông quan, cải thiện các quy định và cấp phép thành lập cho các ngân hàng Hàn Quốc.
Đáp lời, Trưởng Ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh cho biết: "Bằng cách hợp tác sâu rộng với Hàn Quốc, quốc gia có kinh nghiệm phát triển nhanh chóng và trở thành một quốc gia hình mẫu, chúng tôi hy vọng sẽ có thể tạo ra được một 'kỳ tích sông Hàn' ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ Hàn Quốc để FTA Hàn Quốc-Việt Nam có thể được tăng cường về mặt chất lượng bên cạnh việc mở rộng về số lượng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư cho các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam".
Mặt khác, trong buổi hội đàm cả hai bên cũng đã nhất trí về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác chiến lược và định hướng tương lai phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Hàn Quốc-Việt Nam, đồng thời nhất trí đẩy nhanh hợp tác trong các lĩnh vực △khoa học công nghệ tiên tiến và chuyển đổi kỹ thuật số △chuyển đổi sang năng lượng thân thiện với môi trường như LNG và tăng trưởng xanh △chuỗi cung ứng toàn cầu △công nghiệp quốc phòng △văn hóa.
"Chúng ta đang xây dựng mối quan hệ tin cậy và hợp tác tốt đẹp nhất, trong đó có việc nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên 'đối tác chiến lược toàn diện' nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao vào năm ngoái. Đặc biệt, thông qua FTA Hàn Quốc-Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng hơn gấp đôi. Việc hợp tác chặt chẽ là cần thiết để đạt được mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 150 tỷ USD vào năm 2030", Thủ tướng Han đánh giá.
Thủ tướng Han cũng nhấn mạnh: "Để hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế bền vững và cùng có lợi, điều quan trọng là phải cải thiện môi trường đầu tư cho các công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam". Thủ tướng đồng thời cũng đề nghị sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ lãnh đạo Việt Nam trong việc đơn giản hóa thủ tục thông quan, cải thiện các quy định và cấp phép thành lập cho các ngân hàng Hàn Quốc.
Đáp lời, Trưởng Ban Kinh tế TW Trần Tuấn Anh cho biết: "Bằng cách hợp tác sâu rộng với Hàn Quốc, quốc gia có kinh nghiệm phát triển nhanh chóng và trở thành một quốc gia hình mẫu, chúng tôi hy vọng sẽ có thể tạo ra được một 'kỳ tích sông Hàn' ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ Hàn Quốc để FTA Hàn Quốc-Việt Nam có thể được tăng cường về mặt chất lượng bên cạnh việc mở rộng về số lượng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư cho các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam".
Mặt khác, trong buổi hội đàm cả hai bên cũng đã nhất trí về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác chiến lược và định hướng tương lai phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Hàn Quốc-Việt Nam, đồng thời nhất trí đẩy nhanh hợp tác trong các lĩnh vực △khoa học công nghệ tiên tiến và chuyển đổi kỹ thuật số △chuyển đổi sang năng lượng thân thiện với môi trường như LNG và tăng trưởng xanh △chuỗi cung ứng toàn cầu △công nghiệp quốc phòng △văn hóa.