Đời sống Xã hội

Giới trẻ Hàn Quốc và chứng sợ nghe-gọi điện thoại

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)11:02 01-11-2023
Một cuộc khảo sát cho thấy 30% thế hệ MZ ở Hàn Quốc cảm thấy lo lắng, bất an và sợ hãi khi phải nghe hoặc gọi điện thoại.

 
ẢnhAlba
[Ảnh=Alba]
Trang web tìm kiếm việc làm bán thời gian của Hàn Quốc "Alba (Mediawill Networks Inc.)" đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với 1.496 người trẻ tuổi (thế hệ MZ: những người sinh từ năm 1980~2012) với kết quả cho thấy có tới 35,6% số người được hỏi có triệu chứng 'call phobia' (hội chứng sợ phải nghe/gọi hoặc nói chuyện qua điện thoại). Đây cũng là mức tăng 5,7 điểm phần trăm so với năm ngoái (2022).

Trái lại, phương thức liên lạc được ưa chuộng nhất của thế hệ MZ là liên lạc bằng văn bản như nhắn tin và chat thông qua các ứng dụng nhắn tin tức thời, chiếm 70,7%, tăng 9,3 điểm phần trăm so với năm trước đó.

Điều đáng chú ý là so với nam giới (20.9%), tỷ lệ nữ giới mắc chứng sợ nghe/gọi điện thoại cao hơn gấp đôi đạt 45,7%.

Theo thống kê, nữ giới (75,9%) cũng ưa thích các phương thức giao tiếp dựa trên văn bản với tỷ lệ cao hơn nam giới.

Thế hệ trẻ Hàn Quốc cho rằng khó khăn lớn nhất khi nói chuyện qua điện thoại là "không có thời gian sắp xếp suy nghĩ và phải trả lời ngay lập tức", chiếm tỷ lệ cao tới 60%. Tiếp theo là "lo lắng không thể bày tỏ suy nghĩ của mình một cách trung thực" (55,9%), "đã quen sử với các phương thức giao tiếp không trực diện như tin nhắn, chat" (51,6%), "lo lắng không hiểu được lời của đối phương" (29,5%) và "cảm thấy bất an khi rơi vào im lặng vì không có gì để nói" (24,2%).

Kết quả khảo sát cũng cho thấy triệu chứng chính của chứng sợ nghe/gọi điện thoại của giới trẻ Hàn Quốc là "căng thẳng và khó chịu trước khi trả lời điện thoại", chiếm 64%. Tiếp theo là "khi có điện thoại đến sẽ kéo dài thời gian để nhận cuộc gọi hoặc không nghe máy" (51,2%), "khi nói chuyện điện thoại, rất lo lắng về những gì đã nói hoặc sắp nói" (47,8%), "có những thay đổi về thể chất như tim đập nhanh hoặc đổ mồ hôi lạnh khi nói chuyện điện thoại" (22,0%).

Đặc biệt, những người được hỏi cảm thấy sợ hãi nhất khi phải "gọi các cuộc điện thoại liên quan đến việc tìm việc" (72,8%). Tiếp theo là "khi gọi điện thoại công việc như gọi cho cấp trên, khách hàng, v.v" (60,4%), "khi gọi điện hỏi về sản phẩm, dịch vụ" (44,5%), "khi gọi điện để đặt chỗ/hủy đặt chỗ" (39,2%), "khi gọi điện để nhận giao hàng/hủy giao hàng" (34.3%).

Cuộc khảo sát cho thấy 90,4% người mắc chứng sợ nghe/gọi điện thoại trẻ tuổi ở Hàn Quốc tin rằng cách phổ biến nhất để đối phó với căn bệnh này đó là "không trả lời các cuộc gọi lạ". Ngoài ra, cũng có thể "cố gắng giảm thiểu các cuộc gọi điện thoại và liên lạc chủ yếu qua email hoặc tin nhắn" (28,8%), "chuẩn bị trước những điều cần nói trước khi nghe/gọi điện thoại" (28,4%), v.v.

 
ẢnhGetty Images Bank
[Ảnh=Getty Images Bank]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기