Kết quả phân tích xu hướng du lịch của người dân Hàn Quốc trong tháng 10 cho thấy du khách Hàn Quốc có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khi đi du lịch trong nước, tuy nhiên lại không ngần ngại mở hầu bao khi du lịch nước ngoài.
Theo 'Báo cáo xu hướng du lịch trong và ngoài nước hàng tháng trong tháng 10' do Viện nghiên cứu du lịch Consumer Insight của Hàn Quốc công bố vào ngày 29, thời gian du lịch nội địa (Hàn Quốc) trung bình trong 6 tháng qua là 2,01 đêm và tổng chi phí cho mỗi người là 231.000 won (khoảng 4,3 triệu VNĐ), chi phí bình quân 1 ngày là 77.000 won (khoảng 1,43 triệu VNĐ). Tỷ lệ sử dụng các khách sạn có chi phí tương đối cao tiếp tục giảm, ngược lại tỷ lệ người được hỏi cho biết chỗ ở của họ là khách sạn nhỏ kiểu gia đình (pension) hoặc là ở nhờ nhà của gia đình/bạn bè lại cho thấy sự tăng nhẹ. Tháng 10 vì đang là mùa thu lá vàng nên 27,2% số người khảo sát trả lời rằng mục đích chuyến du lịch là để "ngắm cảnh thiên nhiên".
Các chỉ số liên quan đến du lịch nội địa Hàn Quốc cho thấy sự phục hồi tương đương với thời kỳ trước dịch trong đó tỷ lệ trải nghiệm du lịch, thời gian di chuyển và tổng chi phí cho 1 người cũng tương tự như trước khi dịch Covid-19 xuất hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát tăng cao hơn nhiều so với năm 2019 thì mức phục hồi này trên thực tế có thể được coi là chi tiêu đã sụt giảm.
Khi tình trạng lạm phát cao tiếp diễn, tỷ lệ lấp đầy khách sạn khi đi du lịch nội địa Hàn Quốc cũng đã giảm kể từ tháng 3/2023. Trong khi vào tháng 3 tỷ lệ lấp đầy khách sạn là 32,5% thì tới tháng 10 tỷ lệ này giảm còn 25,0%. Ngoài ra, vì "chi phí lưu trú" là lý do phổ biến nhất khi lựa chọn cơ sở lưu trú hơn nên dự kiến tỷ lệ sử dụng các khách sạn đắt tiền sẽ còn tiếp tục giảm.
Đối lập với tình hình không mấy tích cực của du lịch nội địa Hàn Quốc, khách Hàn Quốc khi du lịch nước ngoài lại cho thấy xu hướng chi tiêu thoải mái hơn. Cụ thể thời gian du lịch trung bình trong 6 tháng qua là 6,29 đêm, tổng chi phí cho mỗi người là 1.956.000 won (khoảng 36,4 triệu VNĐ) và chi phí cho 1 ngày là 268.000 won (khoảng 5 triệu VNĐ).
So với năm 2019 (trước khi dịch Covid-19 xảy ra), thời gian cho một chuyến du lịch nước ngoài đã tăng 18%, tổng chi phí tăng 33% và chi phí bình quân cho 1 ngày cũng tăng 15%.
Tỷ lệ người khảo sát cho biết có kế hoạch đi du lịch nước ngoài trong sáu tháng tới đã tăng đều đặn trong hai năm qua. Cụ thể tỷ lệ này đạt 19,7% vào tháng 10/2021 đã tăng lên 45,4% vào tháng 10/2023. Mặc dù con số này vẫn thấp hơn so với năm 2019 nhưng dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng.
"Châu Á" là châu lục được du khách Hàn Quốc chọn làm địa điểm du lịch nước ngoài nhiều nhất với 76,1%. Trong đó, Nhật Bản (33,1%) chiếm tỷ lệ áp đảo. Các châu lục theo sau châu Á là châu Âu (9,0%), Nam Thái Bình Dương (7,8%) và Châu Mỹ (5,5%).
Trong trường hợp du lịch nội địa, mức sẵn lòng chi tiêu dường như cũng giảm đáng kể. Số câu trả lời cho biết họ sẽ ‘chi tiêu nhiều hơn’ cho chi tiêu du lịch nội địa trong năm tới chỉ tăng 7% so với năm 2019, nhưng số câu trả lời cho biết họ sẽ ‘chi tiêu ít hơn’ lại tăng 30%. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc không ngại chi tiêu tiết kiệm hơn khi đi du lịch trong nước.
Có lo ngại rằng nếu tình trạng này tiếp diễn, nền kinh tế du lịch nội địa của Hàn Quốc sẽ suy thoái và khiến ngành du lịch bị thu hep lại. Trên thực tế, tỷ lệ lấp đầy của các địa điểm lưu trú và du lịch ở đảo Jeju, nơi gần đây vướng phải tranh cãi về chi phí "chặt chém", đã đạt mức thấp nhất mọi thời đại là 6,6%.
Một quan chức trong ngành du lịch cho biết: "Sau khi dịch bệnh ổn định, nhu cầu đi du lịch nước ngoài đã tăng cao dẫn đến hiện trạng du lịch nội địa giảm. Tuy nhiên ngành du lịch cần phải hợp tác cùng nhau để xóa bỏ hình ảnh du lịch "chặt chém"".
Các chỉ số liên quan đến du lịch nội địa Hàn Quốc cho thấy sự phục hồi tương đương với thời kỳ trước dịch trong đó tỷ lệ trải nghiệm du lịch, thời gian di chuyển và tổng chi phí cho 1 người cũng tương tự như trước khi dịch Covid-19 xuất hiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát tăng cao hơn nhiều so với năm 2019 thì mức phục hồi này trên thực tế có thể được coi là chi tiêu đã sụt giảm.
Khi tình trạng lạm phát cao tiếp diễn, tỷ lệ lấp đầy khách sạn khi đi du lịch nội địa Hàn Quốc cũng đã giảm kể từ tháng 3/2023. Trong khi vào tháng 3 tỷ lệ lấp đầy khách sạn là 32,5% thì tới tháng 10 tỷ lệ này giảm còn 25,0%. Ngoài ra, vì "chi phí lưu trú" là lý do phổ biến nhất khi lựa chọn cơ sở lưu trú hơn nên dự kiến tỷ lệ sử dụng các khách sạn đắt tiền sẽ còn tiếp tục giảm.
Đối lập với tình hình không mấy tích cực của du lịch nội địa Hàn Quốc, khách Hàn Quốc khi du lịch nước ngoài lại cho thấy xu hướng chi tiêu thoải mái hơn. Cụ thể thời gian du lịch trung bình trong 6 tháng qua là 6,29 đêm, tổng chi phí cho mỗi người là 1.956.000 won (khoảng 36,4 triệu VNĐ) và chi phí cho 1 ngày là 268.000 won (khoảng 5 triệu VNĐ).
So với năm 2019 (trước khi dịch Covid-19 xảy ra), thời gian cho một chuyến du lịch nước ngoài đã tăng 18%, tổng chi phí tăng 33% và chi phí bình quân cho 1 ngày cũng tăng 15%.
Tỷ lệ người khảo sát cho biết có kế hoạch đi du lịch nước ngoài trong sáu tháng tới đã tăng đều đặn trong hai năm qua. Cụ thể tỷ lệ này đạt 19,7% vào tháng 10/2021 đã tăng lên 45,4% vào tháng 10/2023. Mặc dù con số này vẫn thấp hơn so với năm 2019 nhưng dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng.
"Châu Á" là châu lục được du khách Hàn Quốc chọn làm địa điểm du lịch nước ngoài nhiều nhất với 76,1%. Trong đó, Nhật Bản (33,1%) chiếm tỷ lệ áp đảo. Các châu lục theo sau châu Á là châu Âu (9,0%), Nam Thái Bình Dương (7,8%) và Châu Mỹ (5,5%).
Trong trường hợp du lịch nội địa, mức sẵn lòng chi tiêu dường như cũng giảm đáng kể. Số câu trả lời cho biết họ sẽ ‘chi tiêu nhiều hơn’ cho chi tiêu du lịch nội địa trong năm tới chỉ tăng 7% so với năm 2019, nhưng số câu trả lời cho biết họ sẽ ‘chi tiêu ít hơn’ lại tăng 30%. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc không ngại chi tiêu tiết kiệm hơn khi đi du lịch trong nước.
Có lo ngại rằng nếu tình trạng này tiếp diễn, nền kinh tế du lịch nội địa của Hàn Quốc sẽ suy thoái và khiến ngành du lịch bị thu hep lại. Trên thực tế, tỷ lệ lấp đầy của các địa điểm lưu trú và du lịch ở đảo Jeju, nơi gần đây vướng phải tranh cãi về chi phí "chặt chém", đã đạt mức thấp nhất mọi thời đại là 6,6%.
Một quan chức trong ngành du lịch cho biết: "Sau khi dịch bệnh ổn định, nhu cầu đi du lịch nước ngoài đã tăng cao dẫn đến hiện trạng du lịch nội địa giảm. Tuy nhiên ngành du lịch cần phải hợp tác cùng nhau để xóa bỏ hình ảnh du lịch "chặt chém"".