Sau dịch Covid-19, nhu cầu du lịch nước ngoài của người dân Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể, thêm vào đó do tình trạng lạm phát kéo dài số lượng người dùng các nền tảng mua hàng trực tiếp ở nước ngoài (mua hàng quốc tế) tại quốc gia này cũng tăng trưởng nhanh chóng. Điều này dẫn đến kết quả tiêu dùng nội địa của Hàn Quốc sụt giảm mạnh với mức giảm lớn nhất trong 20 năm trở lại đây.
Theo xu hướng hoạt động công nghiệp hàng năm năm 2023 do Cục Thống kê Hàn Quốc công bố vào ngày 1, doanh số bán lẻ (chỉ số không đổi) tại Hàn Quốc, cho thấy xu hướng tiêu dùng hàng hóa, giảm 1,4% so với năm trước. Đây là mức giảm lớn nhất trong 20 năm kể từ năm 2003 (-3,2%).
Doanh số bán hàng hóa lâu bền (0,2%) như ô tô tăng, nhưng doanh số bán hàng hóa không lâu bền (-1,8%) như thực phẩm và đồ uống và hàng hóa bán lâu bền (-2,6%) như quần áo lại giảm. Sản xuất dịch vụ, đại diện cho tiêu dùng dịch vụ trong nước, chỉ tăng 0,3%.
Với việc dỡ bỏ lệnh cách ly và hạn chế đi lại, nhu cầu du lịch nước ngoài và mua hàng quốc tế đã tăng lên, hạn chế sự phục hồi của tiêu dùng nội địa tại Hàn Quốc.
Theo hệ thống thống kê kinh tế của Ngân hàng Hàn Quốc (BoK), chi tiêu tiêu dùng nội địa của Hàn Quốc năm 2023 đã giảm dần từ 8,8% trong quý I, xuống 4,2% trong quý II và tiếp tục giảm còn 2,6% trong quý III. Cũng trong cùng thời gian tốc độ tăng chi tiêu của người tiêu dùng đối với hàng hóa lâu bền ở mức thấp 0,6% trong quý I, 2,9% trong quý II và 0,2% trong quý III. Hàng bán lâu bền cũng giảm từ 9,0% xuống 2,6% và 1,1%; hàng hóa không lâu bền cũng giảm từ 4,8% xuống 1,0% và 0,4%.
Ngoài tiêu dùng hàng hóa, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng dịch vụ cũng đang bị thu hẹp, sau khi đạt đỉnh 12% vào quý I năm ngoái đã giảm xuống còn 6% và 4,5%.
Tốc độ tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng nước ngoài của người dân so với cùng kỳ năm trước, cho thấy mức tiêu dùng ở nước ngoài của người dân trong nước, đã duy trì ở mức trên 80% ghi nhận 82% trong quý IV/2022, 85,9% trong quý I/2023 và 85,1% trong quý II, 80,8% trong quý III.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, số lượng người Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài vốn từng chạm đáy ở mức 1,222 triệu người vào năm 2021 đã tăng lên 20,3 triệu vào năm ngoái, phục hồi bằng 70% của năm 2019 (28,714 triệu người), trước khi dịch Covid-19 diễn ra. Tuy nhiên, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Hàn Quốc năm 2023 chỉ đạt 1,793 triệu lượt người, bằng 1/3 so với năm 2019 (6,023 triệu).
Xu hướng mua hàng quốc tế cũng ngày càng gia tăng.
Theo 'Xu hướng mua sắm trực tuyến vào tháng 9/2023 và Xu hướng mua và bán trực tiếp ở nước ngoài trong quý III' của Cục Thống kê Hàn Quốc, số lượng mua hàng trực tiếp ở nước ngoài trong quý III/2023 đạt 1,63 nghìn tỷ KRW, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể doanh số mua hàng từ Trung Quốc tăng 106,4%, từ Nhật Bản tăng 4,1% do hiện tượng đồng Yên thấp.
Các chuyên gia dự đoán xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong năm nay.
Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán dự kiến từ ngày (9~12/2) lượng khách Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài dự kiến sẽ vượt kỷ lục được thiết lập vào Tết Nguyên đán năm 2020, trước khi dịch Covid-19 bùng nổ. Do tình hình lạm phát tại Hàn Quốc vẫn ở mức cao, quy mô mua hàng quốc tế sẽ tiếp tục mở rộng trong ngắn hạn.
Doanh số bán hàng hóa lâu bền (0,2%) như ô tô tăng, nhưng doanh số bán hàng hóa không lâu bền (-1,8%) như thực phẩm và đồ uống và hàng hóa bán lâu bền (-2,6%) như quần áo lại giảm. Sản xuất dịch vụ, đại diện cho tiêu dùng dịch vụ trong nước, chỉ tăng 0,3%.
Với việc dỡ bỏ lệnh cách ly và hạn chế đi lại, nhu cầu du lịch nước ngoài và mua hàng quốc tế đã tăng lên, hạn chế sự phục hồi của tiêu dùng nội địa tại Hàn Quốc.
Theo hệ thống thống kê kinh tế của Ngân hàng Hàn Quốc (BoK), chi tiêu tiêu dùng nội địa của Hàn Quốc năm 2023 đã giảm dần từ 8,8% trong quý I, xuống 4,2% trong quý II và tiếp tục giảm còn 2,6% trong quý III. Cũng trong cùng thời gian tốc độ tăng chi tiêu của người tiêu dùng đối với hàng hóa lâu bền ở mức thấp 0,6% trong quý I, 2,9% trong quý II và 0,2% trong quý III. Hàng bán lâu bền cũng giảm từ 9,0% xuống 2,6% và 1,1%; hàng hóa không lâu bền cũng giảm từ 4,8% xuống 1,0% và 0,4%.
Ngoài tiêu dùng hàng hóa, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng dịch vụ cũng đang bị thu hẹp, sau khi đạt đỉnh 12% vào quý I năm ngoái đã giảm xuống còn 6% và 4,5%.
Tốc độ tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng nước ngoài của người dân so với cùng kỳ năm trước, cho thấy mức tiêu dùng ở nước ngoài của người dân trong nước, đã duy trì ở mức trên 80% ghi nhận 82% trong quý IV/2022, 85,9% trong quý I/2023 và 85,1% trong quý II, 80,8% trong quý III.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, số lượng người Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài vốn từng chạm đáy ở mức 1,222 triệu người vào năm 2021 đã tăng lên 20,3 triệu vào năm ngoái, phục hồi bằng 70% của năm 2019 (28,714 triệu người), trước khi dịch Covid-19 diễn ra. Tuy nhiên, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Hàn Quốc năm 2023 chỉ đạt 1,793 triệu lượt người, bằng 1/3 so với năm 2019 (6,023 triệu).
Xu hướng mua hàng quốc tế cũng ngày càng gia tăng.
Theo 'Xu hướng mua sắm trực tuyến vào tháng 9/2023 và Xu hướng mua và bán trực tiếp ở nước ngoài trong quý III' của Cục Thống kê Hàn Quốc, số lượng mua hàng trực tiếp ở nước ngoài trong quý III/2023 đạt 1,63 nghìn tỷ KRW, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể doanh số mua hàng từ Trung Quốc tăng 106,4%, từ Nhật Bản tăng 4,1% do hiện tượng đồng Yên thấp.
Các chuyên gia dự đoán xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong năm nay.
Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán dự kiến từ ngày (9~12/2) lượng khách Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài dự kiến sẽ vượt kỷ lục được thiết lập vào Tết Nguyên đán năm 2020, trước khi dịch Covid-19 bùng nổ. Do tình hình lạm phát tại Hàn Quốc vẫn ở mức cao, quy mô mua hàng quốc tế sẽ tiếp tục mở rộng trong ngắn hạn.