Đời sống Xã hội

Nền kinh tế Hàn Quốc năm 2050 có thể tăng trưởng âm do ảnh hưởng của tỷ lệ sinh cực thấp

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:20 07-12-2023
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) mới đây đã công bố báo cáo triển vọng kinh tế chuyên sâu trung và dài hạn "Tỷ lệ sinh cực thấp và xã hội siêu già hóa: Nguyên nhân, tác động và biện pháp đối phó của cơ cấu nhân khẩu học cực đoan", cảnh báo rằng nếu các biện pháp hiệu quả để đối phó với tỷ lệ sinh cực thấp không được thực hiện được, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ bắt đầu tăng trưởng âm sau 30 năm, và sau 50 năm, tổng dân số giảm xuống dưới 40 triệu người.
 
Kết quả phân tích nguyên ngân gây ra tỷ lệ sinh cực thấp ẢnhNgân hàng Hàn Quốc
Kết quả phân tích nguyên ngân gây ra tỷ lệ sinh cực thấp. [Ảnh=Ngân hàng Hàn Quốc]
Báo cáo chỉ ra, tỷ lệ sinh của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,78 vào năm ngoái và sẽ tiếp tục giảm trong năm nay. 

Nếu xét theo tiêu chuẩn năm 2021, tỷ lệ sinh của Hàn Quốc chỉ cao hơn một chút so với Hồng Kông, Trung Quốc trong số 217 quốc gia (khu vực) trên thế giới, đứng thứ hai từ dưới lên. Báo cáo cho rằng tỷ lệ sinh cực thấp là do sụ cạnh tranh khốc liệt và sự lo lắng do cạnh tranh gây ra. Việc thiếu việc làm chất lượng cao và tỷ lệ lao động chính thức thấp trong gia đình cũng như gánh nặng chăm sóc trẻ em đã khiến giới trẻ Hàn Quốc từ chối kết hôn và sinh con.

Tỷ lệ có việc làm của người trong độ tuổi 15~29 ở Hàn Quốc là 46,6%, thấp hơn mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (54,6%); tỷ lệ lao động tạm thời là 27,3%, đứng thứ hai trong số 34 nước thành viên OECD. 

Vào tháng 9/2022, BoK đã ủy quyền cho Gallup thực hiện một cuộc khảo sát với 2.000 công dân Hàn Quốc trong độ tuổi 25~39. Kết quả cho thấy cạnh tranh quá mức và giá nhà ở cao là nguyên nhân chính khiến Hàn Quốc phải đối mặt với vấn nạn tỷ lệ sinh thấp.

Báo cáo cũng so sánh tỷ lệ sinh của Seoul và thành phố Sejong và cho thấy rằng những khu vực có mật độ dân số cao hơn có áp lực cạnh tranh cao hơn và giá nhà đất cao hơn.

Tại Seoul, khu vực đông dân cư, áp lực cạnh tranh cao, giá nhà ở cao và tỷ lệ lao động không thường xuyên cao, tổng tỷ suất sinh chỉ đạt 0,59. So sánh với thành phố Sejong, nơi có tỷ lệ công chức cao, việc làm ổn định thì tổng tỷ suất sinh là 1,12; cao gấp đôi Seoul.

Tổng tỷ suất sinh ở Seoul chỉ là 0,59, còn tổng tỷ suất sinh ở thành phố Sejong, nơi có công chức tập trung là 1,12, gấp đôi Seoul. Tâm lý so sánh cũng có tác động nhất định đến tỷ lệ sinh, báo cáo trích dẫn Nghịch lý Easterlin và tin rằng thu nhập kỳ vọng là yếu tố quan trọng quyết định ý định sinh sản.

Để tăng tỷ lệ sinh, báo cáo cũng nêu rằng các chính sách cơ cấu nhằm cải thiện thị trường lao động thanh niên cần tiếp tục được thực hiện. Trong đó nếu một số hệ thống của Hàn Quốc có thể được cải thiện và tối ưu hóa ở mức trung bình của OECD thì tỷ lệ sinh có thể tăng lên tới hơn 1%. 

Cụ thể, nếu tỷ lệ chi tiêu chính phủ liên quan đến gia đình trong GDP tăng từ mức 1,4% hiện tại lên 2,2% mức trung bình của OECD, thì tổng tỷ suất sinh dự kiến ​​sẽ tăng thêm 0,055 người. Nếu việc sử dụng thực tế thời gian nghỉ phép của cha mẹ đạt mức trung bình của OECD thì tổng tỷ suất sinh dự kiến ​​sẽ tăng 0,096 người. Nếu tỷ lệ việc làm của thanh niên tăng lên 66,6% mức trung bình của OECD, tỷ suất sinh dự kiến ​​sẽ tăng 0,12 người. Nếu mật độ dân số thành thị giảm từ mức 431,9 hiện tại xuống mức trung bình của OECD là 95,3 thì tỷ suất sinh dự kiến ​​sẽ tăng 0,41 người. Nếu giá nhà đất ổn định ở mức năm 2015, tỷ suất sinh sẽ tăng 0,002 người. 

Nếu tất cả các giả định trên trở thành sự thật thì tỷ suất sinh sẽ tăng thêm 0,85 người so với mức hiện tại.

 
ẢnhGetty Images Bank
[Ảnh=Getty Images Bank]
 

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기