Khi chi phí sinh hoạt, bao gồm chi phí thực phẩm, ăn uống và quần áo ở Hàn Quốc tiếp tục tăng cao, người dân Hàn Quốc có xu hướng lựa chọn ra nước ngoài, những nơi có giá cả dễ chịu hơn so với Hàn Quốc chẳng hạn như các nước Đông Nam Á hoặc Nhật Bản, để đi du lịch hơn.
Thống kê do Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng Giao thông và Du lịch công bố ngày 8 cho thấy số lượng hành khách sử dụng các chuyến bay quốc tế trong tháng 10 năm nay là 6,593 triệu lượt, đã phục hồi tới 90% so với cùng tháng năm 2019 (7,352 triệu) trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Đặc biệt, lượng hành khách trên các đường bay Nhật Bản đạt 1,86 triệu hành khách, tăng vọt 78% so với tháng 10/2019 (1,047 triệu hành khách).
Lượng hành khách trên các đường bay Việt Nam (780.000 người), Thái Lan (366.000 người) cũng đã ghi nhận mức phục hồi lần lượt là 91% và 84% so với mức trước dịch.
Anh A (33 tuổi, nhân viên văn phòng), vừa trở về sau chuyến du lịch đảo Phú Quốc (Việt Nam) cách đây không lâu chia sẻ về việc trong khi giá một tách cà phê ở đảo Jeju gần 10.000 won (khoảng 185.000 VNĐ) thì một bữa ăn đầy đặn ở Việt Nam chỉ tốn khoảng 2.000 won (khoảng 37.000 VNĐ).
Anh A cho hay "(khi du lịch ở Việt Nam) Tôi có thể ở một khách sạn tốt hơn rất nhiều so với khách sạn ở Hàn Quốc với cùng mức giá. Sau khi du lịch ở cả Jeju và Việt Nam về, tôi quyết định sẽ du lịch Đông Nam Á vào năm sau".
Ngoài Đông Nam Á, nơi vốn có mức giá thấp hơn Hàn Quốc, gần đây Nhật Bản đã trở thành điểm đến du lịch nước ngoài ưa thích của du khách Hàn Quốc do đồng yên tiếp tục mất giá. Tỷ giá hối đoái hiện tại của đồng won Hàn Quốc và đồng yên Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất (860 won/100 yên) kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Chị Lee (28 tuổi nhân viên văn phòng), người vừa có chuyến đi đến Sapporo (Nhật Bản) cùng gia đình, cho biết: "Ngay cả ở các khu nghỉ dưỡng suối nước nóng nổi tiếng, chúng tôi đều có thể ăn uống tại các nhà hàng với chỉ khoảng 10.000 won. Trong khi đó ở Gangnam hay Gwanghwamun, giá của mỗi bữa ăn nhiều khi đã hơn 15.000 won rồi".
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hàn Quốc vào tháng 11 là 112,74, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước và mức tăng hơn 3% đã kéo dài trong 4 tháng liên tiếp.
Giá cả hàng hóa tiếp tục ở mức cao cộng với hành vi "hét giá" của một số cửa hàng tại các khu vực tham quan, nghỉ dưỡng đã làm dấy lên lo ngại về khả năng cạnh tranh của du lịch Hàn Quốc.
Anh Park (40 tuổi) cho biết: "Giao tiếp dễ dàng, khoảng cách di chuyển ngắn, đồ ăn ngon là những ưu điểm của du lịch nội địa. Khi nhiều người quyết định đi du lịch nước ngoài do lạm phát cao và bị "hét giá" trong kỳ nghỉ lễ, sẽ rất tốt nếu một số chủ doanh nghiệp nhỏ ngừng tham lam một cách vô lý và đối xử với khách du lịch từ góc độ lâu dài".
Lượng hành khách trên các đường bay Việt Nam (780.000 người), Thái Lan (366.000 người) cũng đã ghi nhận mức phục hồi lần lượt là 91% và 84% so với mức trước dịch.
Anh A (33 tuổi, nhân viên văn phòng), vừa trở về sau chuyến du lịch đảo Phú Quốc (Việt Nam) cách đây không lâu chia sẻ về việc trong khi giá một tách cà phê ở đảo Jeju gần 10.000 won (khoảng 185.000 VNĐ) thì một bữa ăn đầy đặn ở Việt Nam chỉ tốn khoảng 2.000 won (khoảng 37.000 VNĐ).
Anh A cho hay "(khi du lịch ở Việt Nam) Tôi có thể ở một khách sạn tốt hơn rất nhiều so với khách sạn ở Hàn Quốc với cùng mức giá. Sau khi du lịch ở cả Jeju và Việt Nam về, tôi quyết định sẽ du lịch Đông Nam Á vào năm sau".
Ngoài Đông Nam Á, nơi vốn có mức giá thấp hơn Hàn Quốc, gần đây Nhật Bản đã trở thành điểm đến du lịch nước ngoài ưa thích của du khách Hàn Quốc do đồng yên tiếp tục mất giá. Tỷ giá hối đoái hiện tại của đồng won Hàn Quốc và đồng yên Nhật đã giảm xuống mức thấp nhất (860 won/100 yên) kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Chị Lee (28 tuổi nhân viên văn phòng), người vừa có chuyến đi đến Sapporo (Nhật Bản) cùng gia đình, cho biết: "Ngay cả ở các khu nghỉ dưỡng suối nước nóng nổi tiếng, chúng tôi đều có thể ăn uống tại các nhà hàng với chỉ khoảng 10.000 won. Trong khi đó ở Gangnam hay Gwanghwamun, giá của mỗi bữa ăn nhiều khi đã hơn 15.000 won rồi".
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Hàn Quốc, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hàn Quốc vào tháng 11 là 112,74, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước và mức tăng hơn 3% đã kéo dài trong 4 tháng liên tiếp.
Giá cả hàng hóa tiếp tục ở mức cao cộng với hành vi "hét giá" của một số cửa hàng tại các khu vực tham quan, nghỉ dưỡng đã làm dấy lên lo ngại về khả năng cạnh tranh của du lịch Hàn Quốc.
Anh Park (40 tuổi) cho biết: "Giao tiếp dễ dàng, khoảng cách di chuyển ngắn, đồ ăn ngon là những ưu điểm của du lịch nội địa. Khi nhiều người quyết định đi du lịch nước ngoài do lạm phát cao và bị "hét giá" trong kỳ nghỉ lễ, sẽ rất tốt nếu một số chủ doanh nghiệp nhỏ ngừng tham lam một cách vô lý và đối xử với khách du lịch từ góc độ lâu dài".