Trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số tại Hàn Quốc ngày càng tăng nhanh, tỷ lệ người tìm việc trong độ tuổi trên 60 cũng vì thế mà tăng lên, nhiều thứ 2 chỉ sau độ tuổi 20~29.
Theo thống kê quản lý việc làm từ Bộ Việc làm và Lao động và Dịch vụ Thông tin Việc làm Hàn Quốc vào ngày 15, tổng số đơn xin việc mới được đăng trên trang thông tin việc làm do chính phủ điều hành 'Worknet' năm ngoái là 4.776.288, trong đó 959.602 ( 20,1%) là người tìm việc từ 60 tuổi trở lên. Nói cách khác, trong 5 người tìm việc trên Worknet thì có 1 người là trên 60 tuổi.
Mười năm trước, năm 2013, tỷ lệ này là 12,1%, nhưng đã tăng lên 14,1% vào năm 2015, 17,1% vào năm 2017, 17,5% vào năm 2019, 17,7% vào năm 2021 và 19,0% vào năm 2022.
Năm 2013, tỷ lệ người tìm việc ở độ tuổi từ 60 trở lên là thấp nhất, xếp cuối cùng sau những người dưới 29 tuổi (27,0%), những người ở độ tuổi 30~39 (23,9%), những người ở độ tuổi 40~49 (18,8%) và những người ở độ tuổi 50~59 (18,3%).
Tuy nhiên, năm 2023, tỷ lệ người tìm việc của những người ở độ tuổi 60 trở lên đứng thứ hai chỉ sau những người ở độ tuổi 20~29 (24,0%).
Đặc biệt, nếu xem xét theo đơn vị hàng tháng thì có một số tháng số người tìm việc ở độ tuổi 60 trở lên đôi khi còn nhiều hơn số người ở độ tuổi 20.
Trong tháng 1/2024, số lượng đơn xin việc mới của người từ 60 tuổi trở lên là 139.000 (27,4% tổng số), vượt 116.000 (22,7%) đối với người dưới 29 tuổi.
Dường như sự gia tăng số người tìm việc trên 60 tuổi ít nhiều cũng liên quan đến thực tế là dân số trên 60 tuổi đang tăng lên do già hóa và số lượng người cao tuổi đang làm việc cũng tăng nhanh.
Ngoài ra, các chuyên gia phân tích rằng người lớn tuổi có nhiều khả năng được tuyển dụng vào các công việc ngắn hạn hơn và do đó nhóm người thuộc độ tuổi này cũng có xu hướng tìm kiếm việc làm thường xuyên hơn.
Cheon Kyung-gi, Trưởng phòng Phân tích Việc làm Tương lai của Bộ Lao động Hàn Quốc giải thích: "Ngoài ảnh hưởng của cơ cấu nhân khẩu học, cũng phải xem xét đến khía cạnh những người trẻ tuổi có xu hướng làm một công việc trong thời gian tương đối dài sau khi được tuyển dụng trong khi những người trên 60 tuổi có xu hướng ký hợp đồng ngắn hạn".
Mười năm trước, năm 2013, tỷ lệ này là 12,1%, nhưng đã tăng lên 14,1% vào năm 2015, 17,1% vào năm 2017, 17,5% vào năm 2019, 17,7% vào năm 2021 và 19,0% vào năm 2022.
Năm 2013, tỷ lệ người tìm việc ở độ tuổi từ 60 trở lên là thấp nhất, xếp cuối cùng sau những người dưới 29 tuổi (27,0%), những người ở độ tuổi 30~39 (23,9%), những người ở độ tuổi 40~49 (18,8%) và những người ở độ tuổi 50~59 (18,3%).
Tuy nhiên, năm 2023, tỷ lệ người tìm việc của những người ở độ tuổi 60 trở lên đứng thứ hai chỉ sau những người ở độ tuổi 20~29 (24,0%).
Đặc biệt, nếu xem xét theo đơn vị hàng tháng thì có một số tháng số người tìm việc ở độ tuổi 60 trở lên đôi khi còn nhiều hơn số người ở độ tuổi 20.
Trong tháng 1/2024, số lượng đơn xin việc mới của người từ 60 tuổi trở lên là 139.000 (27,4% tổng số), vượt 116.000 (22,7%) đối với người dưới 29 tuổi.
Dường như sự gia tăng số người tìm việc trên 60 tuổi ít nhiều cũng liên quan đến thực tế là dân số trên 60 tuổi đang tăng lên do già hóa và số lượng người cao tuổi đang làm việc cũng tăng nhanh.
Ngoài ra, các chuyên gia phân tích rằng người lớn tuổi có nhiều khả năng được tuyển dụng vào các công việc ngắn hạn hơn và do đó nhóm người thuộc độ tuổi này cũng có xu hướng tìm kiếm việc làm thường xuyên hơn.
Cheon Kyung-gi, Trưởng phòng Phân tích Việc làm Tương lai của Bộ Lao động Hàn Quốc giải thích: "Ngoài ảnh hưởng của cơ cấu nhân khẩu học, cũng phải xem xét đến khía cạnh những người trẻ tuổi có xu hướng làm một công việc trong thời gian tương đối dài sau khi được tuyển dụng trong khi những người trên 60 tuổi có xu hướng ký hợp đồng ngắn hạn".