E1, nhà nhập khẩu và phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trực thuộc Tập đoàn LS, có kế hoạch mở rộng sang thị trường Việt Nam dựa trên khả năng kinh doanh tại Hàn Quốc. Theo đó, mới đây E1 cho biết sẽ bảo lãnh nợ trị giá khoảng hơn 255 tỷ won cho dự án kho chứa lạnh LPG tại Việt Nam.
Theo thông tin từ các ngành liên quan vào ngày 20, E1 thông báo về việc quyết định cấp khoản bảo lãnh nợ mới trị giá khoảng 256,7 tỷ won (khoảng 4,7 nghìn tỷ VNĐ) cho Công ty cổ phần hóa dầu Yên Hưng tại Việt Nam. Con số này tương đương với 16,99% vốn chủ sở hữu. Bảo lãnh nợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn bằng cách cho phép công ty mẹ hỗ trợ khi công ty con gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Trước đó, vào tháng 12/2021, E1 đã ký hợp đồng liên doanh xây dựng kho chứa LPG với cổ đông lớn là Venus, nhà nhập khẩu LPG lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Kho chứa LPG này có công suất 80.000 tấn, được đặt tại khu công nghiệp Bắc Tiền Phong Quảng Ninh. Hai bên sẽ góp vốn vào liên doanh với tỷ lệ 50%- 50%, trong đó E1 sẽ chiu trách nhiệm điều hành cảng nhập và cung cấp LPG, còn Venus sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển tại địa phương.
Đây là dự án cảng LPG đầu tiên của E1 tại nước ngoài và công ty có dự kiến cấp 1 triệu tấn LPG hàng năm sang Việt Nam.
Kho chứa LPG là một dự án cơ sở lưu trữ cho phép lưu trữ hậu cần xăng dầu trong khi vận chuyển bằng đường bộ và đường biển. Ngoài việc lưu trữ, nó còn cung cấp cho các công ty thương mại nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như pha trộn, phân chia và tích hợp, đồng thời đóng vai trò là trung tâm hậu cần.
Đặc biệt, ở Việt Nam, do khí hậu nhiệt đới, không cần sưởi ấm nên LPG dùng để nấu ăn được phân phối rộng rãi.
Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh hóa dầu dựa trên nguyên liệu thô LPG, chẳng hạn như quy trình khử hydro propan (PDH), cũng đang được triển khai tích cực.
Mới đây, Chính phủ Việt Nam cũng công bố kế hoạch mở rộng khả năng lưu trữ dầu thô và sản phẩm dầu mỏ trên toàn quốc nhằm ổn định cơ sở hạ tầng dầu mỏ thương mại, dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu LPG.
Một quan chức của E1 cho biết: "Đông Nam Á sử dụng nhiều LPG nhưng lại thiếu các bến bể chứa quy mô lớn. Chúng tôi sẽ áp dụng bí quyết xây dựng tích lũy trong 40 năm của E1 để tiến hành dự án này. Ban đầu, chúng tôi xúc tiến dự án với mục tiêu đưa vào hoạt động thương mại vào năm 2025, nhưng do sự phối hợp với chính phủ Việt Nam nên lịch trình hoạt động thực tế sẽ trễ hơn so với dự kiến".
Mặt khác, năm 2023 E1 ghi nhận doanh thu tạm thời là 7.827,7 tỷ won (khoảng 5,85 tỷ USD), lợi nhuận hoạt động là 93,2 tỷ won (khoảng 69,6 triệu USD) và lợi nhuận ròng là 215,9 tỷ won (khoảng 161,3 triệu USD) trên cơ sở hợp nhất. Lợi nhuận bán hàng và hoạt động giảm lần lượt 2,0% và 66,6% so với năm 2022, tuy nhiên lợi nhuận ròng lại tăng đáng kể 52,6%.
Trước đó, vào tháng 12/2021, E1 đã ký hợp đồng liên doanh xây dựng kho chứa LPG với cổ đông lớn là Venus, nhà nhập khẩu LPG lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Kho chứa LPG này có công suất 80.000 tấn, được đặt tại khu công nghiệp Bắc Tiền Phong Quảng Ninh. Hai bên sẽ góp vốn vào liên doanh với tỷ lệ 50%- 50%, trong đó E1 sẽ chiu trách nhiệm điều hành cảng nhập và cung cấp LPG, còn Venus sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển tại địa phương.
Đây là dự án cảng LPG đầu tiên của E1 tại nước ngoài và công ty có dự kiến cấp 1 triệu tấn LPG hàng năm sang Việt Nam.
Kho chứa LPG là một dự án cơ sở lưu trữ cho phép lưu trữ hậu cần xăng dầu trong khi vận chuyển bằng đường bộ và đường biển. Ngoài việc lưu trữ, nó còn cung cấp cho các công ty thương mại nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như pha trộn, phân chia và tích hợp, đồng thời đóng vai trò là trung tâm hậu cần.
Đặc biệt, ở Việt Nam, do khí hậu nhiệt đới, không cần sưởi ấm nên LPG dùng để nấu ăn được phân phối rộng rãi.
Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh hóa dầu dựa trên nguyên liệu thô LPG, chẳng hạn như quy trình khử hydro propan (PDH), cũng đang được triển khai tích cực.
Mới đây, Chính phủ Việt Nam cũng công bố kế hoạch mở rộng khả năng lưu trữ dầu thô và sản phẩm dầu mỏ trên toàn quốc nhằm ổn định cơ sở hạ tầng dầu mỏ thương mại, dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu LPG.
Một quan chức của E1 cho biết: "Đông Nam Á sử dụng nhiều LPG nhưng lại thiếu các bến bể chứa quy mô lớn. Chúng tôi sẽ áp dụng bí quyết xây dựng tích lũy trong 40 năm của E1 để tiến hành dự án này. Ban đầu, chúng tôi xúc tiến dự án với mục tiêu đưa vào hoạt động thương mại vào năm 2025, nhưng do sự phối hợp với chính phủ Việt Nam nên lịch trình hoạt động thực tế sẽ trễ hơn so với dự kiến".
Mặt khác, năm 2023 E1 ghi nhận doanh thu tạm thời là 7.827,7 tỷ won (khoảng 5,85 tỷ USD), lợi nhuận hoạt động là 93,2 tỷ won (khoảng 69,6 triệu USD) và lợi nhuận ròng là 215,9 tỷ won (khoảng 161,3 triệu USD) trên cơ sở hợp nhất. Lợi nhuận bán hàng và hoạt động giảm lần lượt 2,0% và 66,6% so với năm 2022, tuy nhiên lợi nhuận ròng lại tăng đáng kể 52,6%.