Viện Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc (KERI) dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2024 sẽ đạt 2,0%, gần bằng với mức trước Covid-19.
Theo đó KERI dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc năm nay sẽ phục hồi nhờ xuất khẩu phục hồi ảnh hưởng từ sự cải thiện của kinh tế toàn cầu, tuy nhiên nhu cầu trong nước sẽ phục hồi sau nửa cuối năm khi việc cắt giảm lãi suất cơ bản bắt đầu một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, Viện cũng nhấn mạnh rằng sự suy thoái của nền kinh tế thực do lãi suất cao, giá cả cao và sự hỗ trợ chính sách yếu đi có thể tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi kinh tế và việc liệu nền kinh tế Hàn Quốc có thể ứng phó trơn tru trước rủi ro nợ tư nhân hay không sẽ quyết định xu hướng tăng trưởng trong năm nay.
Them vào đó, nếu suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, nước xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, tiếp tục kéo dài thì có khả năng Hàn Quốc sẽ khó đạt được tốc độ tăng trưởng như dự đoán (2,0%).
Xét theo ngành, tiêu dùng tư nhân, vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhu cầu nội địa, dự kiến chỉ tăng 1,6%. Nguyên nhân là do khả năng tiêu dùng giảm do gánh nặng trả nợ gốc và lãi nợ của hộ gia đình.
Đầu tư cơ sở dự kiến sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng 3,0% khi xu hướng phục hồi mở rộng vào nửa cuối năm nhờ phục hồi của ngành CNTT và khả năng cắt giảm lãi suất.
Bất chấp việc chính phủ mở rộng ngân sách vốn xã hội (SOC), đầu tư xây dựng dự kiến sẽ giảm 1,5% do đơn đặt hàng xây dựng giảm trong năm ngoái (2023) và mất khả năng thanh toán tài chính cho dự án bất động sản (PF).
Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng được dự đoán sẽ ở mức 2,5% khi đồng đô la giảm giá và giá nguyên liệu thô như giá dầu quốc tế ổn định.
KERI dự đoán xuất khẩu, vốn trì trệ trong năm ngoái do suy thoái ngành CNTT, suy thoái của Trung Quốc và rủi ro địa chính trị gia tăng, sẽ phục hồi lên 3,6% trong năm nay do kinh tế phục hồi ở các nước lớn và nhu cầu trên thị trường CNTT tăng.
Cán cân tài khoản vãng lai dự kiến sẽ đạt 51 tỷ USD do thặng dư cán cân hàng hóa tăng.
Tuy nhiên, Viện cũng nhấn mạnh rằng sự suy thoái của nền kinh tế thực do lãi suất cao, giá cả cao và sự hỗ trợ chính sách yếu đi có thể tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi kinh tế và việc liệu nền kinh tế Hàn Quốc có thể ứng phó trơn tru trước rủi ro nợ tư nhân hay không sẽ quyết định xu hướng tăng trưởng trong năm nay.
Them vào đó, nếu suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, nước xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, tiếp tục kéo dài thì có khả năng Hàn Quốc sẽ khó đạt được tốc độ tăng trưởng như dự đoán (2,0%).
Xét theo ngành, tiêu dùng tư nhân, vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhu cầu nội địa, dự kiến chỉ tăng 1,6%. Nguyên nhân là do khả năng tiêu dùng giảm do gánh nặng trả nợ gốc và lãi nợ của hộ gia đình.
Đầu tư cơ sở dự kiến sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng 3,0% khi xu hướng phục hồi mở rộng vào nửa cuối năm nhờ phục hồi của ngành CNTT và khả năng cắt giảm lãi suất.
Bất chấp việc chính phủ mở rộng ngân sách vốn xã hội (SOC), đầu tư xây dựng dự kiến sẽ giảm 1,5% do đơn đặt hàng xây dựng giảm trong năm ngoái (2023) và mất khả năng thanh toán tài chính cho dự án bất động sản (PF).
Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng được dự đoán sẽ ở mức 2,5% khi đồng đô la giảm giá và giá nguyên liệu thô như giá dầu quốc tế ổn định.
KERI dự đoán xuất khẩu, vốn trì trệ trong năm ngoái do suy thoái ngành CNTT, suy thoái của Trung Quốc và rủi ro địa chính trị gia tăng, sẽ phục hồi lên 3,6% trong năm nay do kinh tế phục hồi ở các nước lớn và nhu cầu trên thị trường CNTT tăng.
Cán cân tài khoản vãng lai dự kiến sẽ đạt 51 tỷ USD do thặng dư cán cân hàng hóa tăng.