Từ ngày 28/5 các nhà hàng tại Hàn Quốc sẽ có thể bán đồ uống có cồn theo đơn vị "ly" thay vì "chai".
Theo Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc, việc sửa đổi 'Nghị định thi hành Đạo luật cấp phép rượu', đã được cân nhắc và thông qua tại cuộc họp Nội các tuần trước, sẽ chính thức được thực hiện kể từ ngày hôm nay 28/5.
Nội dung sửa đổi quy định ‘các trường hợp bán rượu trong đồ đựng rổng chẳng hạn như ly uống nước’ là một ngoại lệ đối với việc hủy bỏ giấy phép bán rượu. Nếu bị phát hiện bán rượu soju hoặc makgeolli bằng ly, nhà hàng có thể bị cấm bán rượu.
Dựa trên cách giải thích các quy định cơ bản của Cục Thuế Quốc gia, các trường hợp dẫn đến việc thu hồi giấy phép thực tế là rất hiếm, nhưng với cơ sở pháp lý hiện nay, việc bán rượu theo ly đã được cho phép và có quy định rõ ràng.
Nghị định sửa đổi cũng cho phép pha/trộn đồ uống có cồn với nước có ga, trái cây, v.v ngay tại chỗ khi nhà hàng bán đồ uống có cồn bằng cách làm lạnh hoặc đun nóng.
Ngoài ra, các nhà bán buôn rượu nói chung có thể cung cấp đồ uống không cồn hoặc nồng độ cồn thấp (~1%) do các nhà sản xuất rượu sản xuất và bán cho các nhà hàng cùng với đồ uống có cồn.
Phản ứng với thông tin này, người tiêu dùng và chủ các nhà hàng cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Một số người dân bày tỏ vui mừng và cho biết điều này giúp họ có thêm sự lựa chọn.
Một công dân ở Gangseo-gu (Seoul) cho biết: "Vào những hôm thời tiết đẹp đôi khi tự nhiên tôi chỉ đơn giản muốn uống đúng 1 ly thôi. Tôi nghĩ điều này phù hợp với những ngày giống như vậy".
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến bày tỏ sự bất an khi không rõ công tác bảo quản, quản lý vệ sinh cho những chai rượu được mở nhưng chưa được uống hết như thế nào.
Một công dân ở Gyeyang-gu (Seoul) cho hay: "Việc uống rượu từ chai rượu đã được mở và bán cho người khác có thể sẽ không mang lại cảm giác giống mọi khi. Vì thế nên tôi không nghĩ mình sẽ lựa chọn hình thức này".
Ở góc độ của chủ cửa hàng, họ bày tỏ quan điểm tiêu cực về việc bán rượu với số lượng nhỏ (bán theo ly) và cho rằng việc này chỉ làm tăng gánh nặng và chi phí quản lý chứ không giúp ích gì cho doanh số.
Nội dung sửa đổi quy định ‘các trường hợp bán rượu trong đồ đựng rổng chẳng hạn như ly uống nước’ là một ngoại lệ đối với việc hủy bỏ giấy phép bán rượu. Nếu bị phát hiện bán rượu soju hoặc makgeolli bằng ly, nhà hàng có thể bị cấm bán rượu.
Dựa trên cách giải thích các quy định cơ bản của Cục Thuế Quốc gia, các trường hợp dẫn đến việc thu hồi giấy phép thực tế là rất hiếm, nhưng với cơ sở pháp lý hiện nay, việc bán rượu theo ly đã được cho phép và có quy định rõ ràng.
Nghị định sửa đổi cũng cho phép pha/trộn đồ uống có cồn với nước có ga, trái cây, v.v ngay tại chỗ khi nhà hàng bán đồ uống có cồn bằng cách làm lạnh hoặc đun nóng.
Ngoài ra, các nhà bán buôn rượu nói chung có thể cung cấp đồ uống không cồn hoặc nồng độ cồn thấp (~1%) do các nhà sản xuất rượu sản xuất và bán cho các nhà hàng cùng với đồ uống có cồn.
Phản ứng với thông tin này, người tiêu dùng và chủ các nhà hàng cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Một số người dân bày tỏ vui mừng và cho biết điều này giúp họ có thêm sự lựa chọn.
Một công dân ở Gangseo-gu (Seoul) cho biết: "Vào những hôm thời tiết đẹp đôi khi tự nhiên tôi chỉ đơn giản muốn uống đúng 1 ly thôi. Tôi nghĩ điều này phù hợp với những ngày giống như vậy".
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến bày tỏ sự bất an khi không rõ công tác bảo quản, quản lý vệ sinh cho những chai rượu được mở nhưng chưa được uống hết như thế nào.
Một công dân ở Gyeyang-gu (Seoul) cho hay: "Việc uống rượu từ chai rượu đã được mở và bán cho người khác có thể sẽ không mang lại cảm giác giống mọi khi. Vì thế nên tôi không nghĩ mình sẽ lựa chọn hình thức này".
Ở góc độ của chủ cửa hàng, họ bày tỏ quan điểm tiêu cực về việc bán rượu với số lượng nhỏ (bán theo ly) và cho rằng việc này chỉ làm tăng gánh nặng và chi phí quản lý chứ không giúp ích gì cho doanh số.