Để giải quyết tình trạng thiếu lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, chính phủ Hàn Quốc đã tăng số lượng lao động nước ngoài được giới thiệu trong năm nay lên 165.000, con số lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên số lượng lao động nước ngoài thực tế được chấp thuận nhập cảnh Hàn Quốc tính đến tháng 7 được cho là chưa đến 20% so với hạn ngạch.
Theo dữ liệu của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc được công bố vào ngày 25, tính đến tháng 7/2024, đã có 13.102 cơ sở được cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài và 29.316 lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Hàn Quốc (visa E-9).
Xét theo ngành, có 22.318 người làm việc trong ngành sản xuất, 2.892 người làm ngành nông nghiệp và chăn nuôi, 2.633 người làm ngành đánh bắt cá, 667 người làm ngành đóng tàu và 496 người làm ngành xây dựng.
Quy mô lao động nước ngoài E-9 được giới thiệu năm 2024 được xác nhận vào cuối năm ngoái là 165.000 người, trong đó 143.530 người sẽ là lao động mới và 21.470 người sẽ là lao động tái nhập cảnh.
Xét về quy mô phân bổ đây là số lượng lao động lớn nhất từ trước đến nay, tuy nhiên trên thực tế tính đến tháng 7 năm nay, mới chỉ có 17,8% lao động so với hạn ngạch được cấp giấy phép lao động.
Thống kê tính đến tháng 7 được tổng hợp từ đợt cấp giấy phép lao động đợt 1 và đợt 2 trong năm nay. Trong số 77.080 hạn ngạch được giao cho cả 2 đợt, chỉ có 38% được cấp giấy phép lao động thực tế.
Đặc biệt, số lượng giấy phép lao động được cấp cho ngành nhà hàng và khách sạn được bổ sung vào Hệ thống Giấy phép Lao động bắt đầu từ năm nay là cực kỳ ít. Cụ thể, tính đến tháng 7, chỉ có 57 lao động nước ngoài làm việc trong ngành nhà hàng và 38 lao động nước ngoài trong ngành khách sạn.
Theo hạn ngạch sẽ có 12.970 lao động nước ngoài được phân công vào ngành dịch vụ (bao gồm cả ngành nhà hàng và khách sạn) trong năm nay, tuy nhiên tính đến tháng 7, mới chỉ có 310 (2,4%) lao động nước ngoài được phân công vào toàn bộ ngành dịch vụ.
Sở dĩ có nhiều lao động nước ngoài mong muốn được phân công vào ngành dịch vụ hơn so với số lượng thực tế đã được bố trí là do số lượng đơn đăng của các cơ sở việc trong ngành dịch vụ tương đối ít.
Một quan chức của Bộ Lao động giải thích: "Chúng tôi đặt ra hạn ngạch bằng cách thu thập ý kiến từ chính quyền địa phương cũng như các hiệp hội và tổ chức trong ngành, nhưng có vẻ như nhu cầu đã giảm so với dự kiến ban đầu do biến động kinh tế".
Trong trường hợp kinh doanh nhà hàng đang được vận hành như một dự án thí điểm, mục tiêu đã được mở rộng đáng kể từ 100 nhà hàng Hàn Quốc địa phương đến các nhà hàng bán món Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây trên toàn quốc kể từ lần tuyển dụng thứ ba vào tháng 8, tuy nhiên được biết rằng sau đó số lượng đơn đăng ký cũng không có sự thay đổi quá đáng.
Trong khi nhiều nơi làm việc vẫn phàn nàn về tình trạng thiếu nhân lực, một số người chỉ ra rằng để thực hiện chính sách lao động người nước ngoài hiệu quả, sự không phù hợp phải được giải quyết thông qua sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu.
Xét theo ngành, có 22.318 người làm việc trong ngành sản xuất, 2.892 người làm ngành nông nghiệp và chăn nuôi, 2.633 người làm ngành đánh bắt cá, 667 người làm ngành đóng tàu và 496 người làm ngành xây dựng.
Quy mô lao động nước ngoài E-9 được giới thiệu năm 2024 được xác nhận vào cuối năm ngoái là 165.000 người, trong đó 143.530 người sẽ là lao động mới và 21.470 người sẽ là lao động tái nhập cảnh.
Xét về quy mô phân bổ đây là số lượng lao động lớn nhất từ trước đến nay, tuy nhiên trên thực tế tính đến tháng 7 năm nay, mới chỉ có 17,8% lao động so với hạn ngạch được cấp giấy phép lao động.
Thống kê tính đến tháng 7 được tổng hợp từ đợt cấp giấy phép lao động đợt 1 và đợt 2 trong năm nay. Trong số 77.080 hạn ngạch được giao cho cả 2 đợt, chỉ có 38% được cấp giấy phép lao động thực tế.
Đặc biệt, số lượng giấy phép lao động được cấp cho ngành nhà hàng và khách sạn được bổ sung vào Hệ thống Giấy phép Lao động bắt đầu từ năm nay là cực kỳ ít. Cụ thể, tính đến tháng 7, chỉ có 57 lao động nước ngoài làm việc trong ngành nhà hàng và 38 lao động nước ngoài trong ngành khách sạn.
Theo hạn ngạch sẽ có 12.970 lao động nước ngoài được phân công vào ngành dịch vụ (bao gồm cả ngành nhà hàng và khách sạn) trong năm nay, tuy nhiên tính đến tháng 7, mới chỉ có 310 (2,4%) lao động nước ngoài được phân công vào toàn bộ ngành dịch vụ.
Sở dĩ có nhiều lao động nước ngoài mong muốn được phân công vào ngành dịch vụ hơn so với số lượng thực tế đã được bố trí là do số lượng đơn đăng của các cơ sở việc trong ngành dịch vụ tương đối ít.
Một quan chức của Bộ Lao động giải thích: "Chúng tôi đặt ra hạn ngạch bằng cách thu thập ý kiến từ chính quyền địa phương cũng như các hiệp hội và tổ chức trong ngành, nhưng có vẻ như nhu cầu đã giảm so với dự kiến ban đầu do biến động kinh tế".
Trong trường hợp kinh doanh nhà hàng đang được vận hành như một dự án thí điểm, mục tiêu đã được mở rộng đáng kể từ 100 nhà hàng Hàn Quốc địa phương đến các nhà hàng bán món Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây trên toàn quốc kể từ lần tuyển dụng thứ ba vào tháng 8, tuy nhiên được biết rằng sau đó số lượng đơn đăng ký cũng không có sự thay đổi quá đáng.
Trong khi nhiều nơi làm việc vẫn phàn nàn về tình trạng thiếu nhân lực, một số người chỉ ra rằng để thực hiện chính sách lao động người nước ngoài hiệu quả, sự không phù hợp phải được giải quyết thông qua sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu.