Trong số 17 thành phố và tỉnh thành của Hàn Quốc, Seoul, Ulsan và Chungnam lần lượt là các tỉnh/thành có tổng tiền lương trên mỗi người lao động cao nhất.
Theo kết quả khảo sát tiền lương và giờ làm việc của các tình, thành phố tính đến tháng 4/2024 do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc công bố vào ngày 30, tổng tiền lương hàng tháng của mỗi người lao động tại các doanh nghiệp có một hoặc nhiều nhân viên thường xuyên ở khu vực Seoul trung bình 4.599.000 won (khoảng 86 triệu VNĐ), cao nhất trong 17 tỉnh, thành phố của Hàn Quốc.
Vị trí thứ hai là Ulsan với 4.548.000 won (khoảng 85 triệu VNĐ) mỗi tháng.
Trong đó, tổng lương của người lao động ở Seoul và Ulsan tăng lần lượt là 3,6% và 2,9% so với năm trước.
Trong trường hợp của Seoul, mức lương của người lao động ở mức cao là do các ngành công nghiệp có mức lương cao như thông tin và truyền thông, tài chính và bảo hiểm, các dịch vụ chuyên môn/khoa học và kỹ thuật đều tập trung ở đây.
Đối với Ulsan, mức lương cao là do thành phố này tập trung nhiều nhà máy sản xuất quy mô lớn trong các ngành như ô tô, đóng tàu, hóa chất.
Vị trí thứ ba có mức lương của lao động thuộc top của Hàn Quốc là tỉnh Chungnam với 4.385.000 won (khoảng 82 triệu VNĐ), với mức tăng lớn nhất (14,8%) so với năm trước trong số 17 tỉnh, thành phố.
Trong cuộc khảo sát hồi tháng 4 năm ngoái, Chungnam xếp thứ 5 sau Seoul, Ulsan, Gyeonggi và Sejong tuy nhiên năm nay Chungnam đã vượt qua cả Gyeonggi và Sejong để leo lên vị trí thứ 3.
Bộ Lao động Hàn Quốc giải thích rằng điều này là do quỹ thỏa thuận đàm phán tiền lương đã được trả vào tháng 4 tại các nơi làm việc quy mô lớn ở tỉnh Chungnam.
Trong số 17 tỉnh, thành phố, khu vực có tổng lương thấp nhất là Jeju (3.228.000 won, tương đương khoảng 60,5 triệu VNĐ), được cho là do tỷ lệ ngành dịch vụ cao với mức lương tương đối thấp.
Gangwon (3.406.000 won), Jeonbuk (3.457.000 won) và Daegu (3.462.000 won) cũng là các tỉnh, thành nằm ở top cuối.
Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy Gyeongnam là khu vực có số giờ làm việc dài nhất của mỗi người lao động tại doanh nghiệp, ở mức 172 giờ.
Ulsan (171,8 giờ), Chungnam (171,7 giờ), Chungbuk (170,6 giờ), Gyeongbuk (168,8 giờ), Incheon (168,5 giờ) và Sejong (168,2 giờ) cũng có thời gian làm việc dài hơn mức trung bình toàn quốc (167,7 giờ).
Các khu vực có thời gian làm việc ngắn bao gồm Gangwon (163,8 giờ), Daejeon (164,1 giờ), Jeonnam (164,8 giờ) và Jeju (165,2 giờ).
Điều này được giải thích là do Gyeongnam và Ulsan có tỷ lệ ngành sản xuất có thời gian làm việc dài tương đối cao, trong khi Gangwon và Daejeon tập trung nhiều cơ sở việc làm trong ngành dịch vụ, nơi thường có thời gian làm việc tương đối ngắn.
Thời gian làm việc ở Seoul là 165,5 giờ, ngắn hơn mức trung bình toàn quốc 2,2 tiếng.
Vị trí thứ hai là Ulsan với 4.548.000 won (khoảng 85 triệu VNĐ) mỗi tháng.
Trong đó, tổng lương của người lao động ở Seoul và Ulsan tăng lần lượt là 3,6% và 2,9% so với năm trước.
Trong trường hợp của Seoul, mức lương của người lao động ở mức cao là do các ngành công nghiệp có mức lương cao như thông tin và truyền thông, tài chính và bảo hiểm, các dịch vụ chuyên môn/khoa học và kỹ thuật đều tập trung ở đây.
Đối với Ulsan, mức lương cao là do thành phố này tập trung nhiều nhà máy sản xuất quy mô lớn trong các ngành như ô tô, đóng tàu, hóa chất.
Vị trí thứ ba có mức lương của lao động thuộc top của Hàn Quốc là tỉnh Chungnam với 4.385.000 won (khoảng 82 triệu VNĐ), với mức tăng lớn nhất (14,8%) so với năm trước trong số 17 tỉnh, thành phố.
Trong cuộc khảo sát hồi tháng 4 năm ngoái, Chungnam xếp thứ 5 sau Seoul, Ulsan, Gyeonggi và Sejong tuy nhiên năm nay Chungnam đã vượt qua cả Gyeonggi và Sejong để leo lên vị trí thứ 3.
Bộ Lao động Hàn Quốc giải thích rằng điều này là do quỹ thỏa thuận đàm phán tiền lương đã được trả vào tháng 4 tại các nơi làm việc quy mô lớn ở tỉnh Chungnam.
Trong số 17 tỉnh, thành phố, khu vực có tổng lương thấp nhất là Jeju (3.228.000 won, tương đương khoảng 60,5 triệu VNĐ), được cho là do tỷ lệ ngành dịch vụ cao với mức lương tương đối thấp.
Gangwon (3.406.000 won), Jeonbuk (3.457.000 won) và Daegu (3.462.000 won) cũng là các tỉnh, thành nằm ở top cuối.
Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy Gyeongnam là khu vực có số giờ làm việc dài nhất của mỗi người lao động tại doanh nghiệp, ở mức 172 giờ.
Ulsan (171,8 giờ), Chungnam (171,7 giờ), Chungbuk (170,6 giờ), Gyeongbuk (168,8 giờ), Incheon (168,5 giờ) và Sejong (168,2 giờ) cũng có thời gian làm việc dài hơn mức trung bình toàn quốc (167,7 giờ).
Các khu vực có thời gian làm việc ngắn bao gồm Gangwon (163,8 giờ), Daejeon (164,1 giờ), Jeonnam (164,8 giờ) và Jeju (165,2 giờ).
Điều này được giải thích là do Gyeongnam và Ulsan có tỷ lệ ngành sản xuất có thời gian làm việc dài tương đối cao, trong khi Gangwon và Daejeon tập trung nhiều cơ sở việc làm trong ngành dịch vụ, nơi thường có thời gian làm việc tương đối ngắn.
Thời gian làm việc ở Seoul là 165,5 giờ, ngắn hơn mức trung bình toàn quốc 2,2 tiếng.