Theo tin tức từ ngành phân phối và mỹ phẩm Hàn Quốc ngày 25, khi vật giá nói chung vẫn tiếp tục neo ở mức cao, xu hướng tiêu dùng phân cực ngày càng trở nên dễ nhận thấy trên thị trường mỹ phẩm Hàn Quốc. Một mặt, mỹ phẩm giá rẻ được người tiêu dùng ưa chuộng vì giá cả phải chăng; mặt khác, thị trường mỹ phẩm cao cấp cũng vẫn duy trì được mức tăng trưởng mạnh.
Mới đây, trên sàn giao dịch đồ cũ 'Karrot' của Hàn Quốc đã xuất hiện bài đăng bán một túi gồm các gói mỹ phẩm dùng thử (hàng sample thường có dung lượng nhỏ, hay được tặng miễn phí hoặc tặng kèm khi mua sản phẩm khác) với giá 10.000 won (khoảng 180.000 VNĐ). Có thể coi đây như là ví dụ tiêu biểu của xu hướng tiêu dùng tiết kiệm.
Một số bài đăng cho biết sẽ tặng miễn phí thậm chí còn hoàn tất giao dịch ngay sau khi đăng.
Trong đó, giới trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đã trở thành nhóm người tiêu dùng chính tại thị trường này do khả năng tài chính còn hạn chế.
Daiso của Hàn Quốc cũng đã trở thành nơi tiếp nhận nhu cầu quan trọng về mỹ phẩm giá rẻ.
Tính đến tháng 10/2024, doanh số bán sản phẩm chăm sóc da cơ bản của Daiso đã tăng 240% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh số bán sản phẩm trang điểm đã tăng 130%. Trong số đó, "Arti Spread Color Balm" của hãng Son&Park giá 3.000 won (khoảng 55.000 VNĐ) đã cháy hàng vì được cho là giống sản phẩm Chanel có giá 60.000 won (khoảng 1 triệu VNĐ).
Trước xu hướng này, các "ông lớn" mỹ phẩm của Hàn Quốc như Amorepacific và LG H&H cũng tung ra thị trường các sản phẩm mỹ phẩm có giá rẻ dưới 5.000 won (khoảng 90.000 VNĐ) để tích cực chiếm lĩnh thị phần.
Bên cạnh thị trường mỹ phẩm giá rẻ, diễn biến của thị trường mỹ phẩm cao cấp tại Hàn Quốc cũng vô cùng "tươi sáng".
Tính đến tháng 10/2024, doanh số bán mỹ phẩm của Trung tâm thương mại Lotte đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái và phân khúc mỹ phẩm màu tăng 25%. Doanh số bán mỹ phẩm cao cấp của Trung tâm thương mại Shinsegae và Trung tâm thương mại Hyundai cũng lần lượt tăng 16,1% và 13,1%.
Phản ánh nhu cầu cao về mỹ phẩm cao cấp, thương hiệu cao cấp Prada Beauty đã mở cửa hàng tại Hàn Quốc vào tháng 8. Giá sản phẩm của hãng đã vượt qua các thương hiệu cao cấp truyền thống như Lancôme và Estee Lauder, tiếp tục củng cố vị thế của mình trên thị trường cao cấp.
Ngoài ra, các hãng mỹ phẩm tổng hợp cũng tung ra thị trường những dòng sản phẩm cao cấp với nhiều chức năng bổ sung như cải thiện nếp nhăn và làm trắng da.
Ví dụ, dòng chăm sóc da "Alphanax" của New World International có các thành phần chống lão hóa đã được cấp bằng sáng chế và giá của nó cao hơn gấp đôi so với các sản phẩm tương tự. Đồng thời, gã khổng lồ thương mại điện tử Coupang cũng cho ra mắt nền tảng mua sắm sản phẩm làm đẹp cao cấp "R.LUX" để thu hút người tiêu dùng có thu nhập cao và mở rộng thị phần.
Các chuyên gia trong ngành phân tích rằng sự phân cực tiêu dùng sẽ ngày càng gia tăng trong bối cảnh vật giá leo thang và kinh tế yếu kém. Lee Eun-hee, giáo sư kinh tế tiêu dùng tại Đại học Inha, chỉ ra: "Người có thu nhập thấp có xu hướng lựa chọn mỹ phẩm giá siêu rẻ, trong khi người tiêu dùng cao cấp vẫn theo đuổi các sản phẩm giá cao. Xu hướng này sẽ khó thay đổi trong thời gian ngắn".
Một số bài đăng cho biết sẽ tặng miễn phí thậm chí còn hoàn tất giao dịch ngay sau khi đăng.
Trong đó, giới trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đã trở thành nhóm người tiêu dùng chính tại thị trường này do khả năng tài chính còn hạn chế.
Daiso của Hàn Quốc cũng đã trở thành nơi tiếp nhận nhu cầu quan trọng về mỹ phẩm giá rẻ.
Tính đến tháng 10/2024, doanh số bán sản phẩm chăm sóc da cơ bản của Daiso đã tăng 240% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh số bán sản phẩm trang điểm đã tăng 130%. Trong số đó, "Arti Spread Color Balm" của hãng Son&Park giá 3.000 won (khoảng 55.000 VNĐ) đã cháy hàng vì được cho là giống sản phẩm Chanel có giá 60.000 won (khoảng 1 triệu VNĐ).
Trước xu hướng này, các "ông lớn" mỹ phẩm của Hàn Quốc như Amorepacific và LG H&H cũng tung ra thị trường các sản phẩm mỹ phẩm có giá rẻ dưới 5.000 won (khoảng 90.000 VNĐ) để tích cực chiếm lĩnh thị phần.
Bên cạnh thị trường mỹ phẩm giá rẻ, diễn biến của thị trường mỹ phẩm cao cấp tại Hàn Quốc cũng vô cùng "tươi sáng".
Tính đến tháng 10/2024, doanh số bán mỹ phẩm của Trung tâm thương mại Lotte đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái và phân khúc mỹ phẩm màu tăng 25%. Doanh số bán mỹ phẩm cao cấp của Trung tâm thương mại Shinsegae và Trung tâm thương mại Hyundai cũng lần lượt tăng 16,1% và 13,1%.
Phản ánh nhu cầu cao về mỹ phẩm cao cấp, thương hiệu cao cấp Prada Beauty đã mở cửa hàng tại Hàn Quốc vào tháng 8. Giá sản phẩm của hãng đã vượt qua các thương hiệu cao cấp truyền thống như Lancôme và Estee Lauder, tiếp tục củng cố vị thế của mình trên thị trường cao cấp.
Ngoài ra, các hãng mỹ phẩm tổng hợp cũng tung ra thị trường những dòng sản phẩm cao cấp với nhiều chức năng bổ sung như cải thiện nếp nhăn và làm trắng da.
Ví dụ, dòng chăm sóc da "Alphanax" của New World International có các thành phần chống lão hóa đã được cấp bằng sáng chế và giá của nó cao hơn gấp đôi so với các sản phẩm tương tự. Đồng thời, gã khổng lồ thương mại điện tử Coupang cũng cho ra mắt nền tảng mua sắm sản phẩm làm đẹp cao cấp "R.LUX" để thu hút người tiêu dùng có thu nhập cao và mở rộng thị phần.
Các chuyên gia trong ngành phân tích rằng sự phân cực tiêu dùng sẽ ngày càng gia tăng trong bối cảnh vật giá leo thang và kinh tế yếu kém. Lee Eun-hee, giáo sư kinh tế tiêu dùng tại Đại học Inha, chỉ ra: "Người có thu nhập thấp có xu hướng lựa chọn mỹ phẩm giá siêu rẻ, trong khi người tiêu dùng cao cấp vẫn theo đuổi các sản phẩm giá cao. Xu hướng này sẽ khó thay đổi trong thời gian ngắn".