Sự bất ổn trong và ngoài nước ngày càng gia tăng với tình hình luận tội và lễ nhậm chức của chính quyền Donald Trump 2.0, vì vậy các công ty Hàn Quốc đang nỗ lực tìm kiếm các biện pháp ứng phó cũng như tập trung theo dõi tình hình để lên kế hoạch kinh doanh cho năm tới.
Theo tin tức từ giới kinh doanh, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, SK, Hyundai Motors, LG đang theo dõi chặt chẽ tình hình chính trị sau khi đề xuất luận tội Tổng thống Yoon được thông qua và đang chú ý đến các diễn biến kinh tế vĩ mô cũng như xu hướng thị trường tài chính.
Vì việc thông qua đề xuất luận tội là một kết quả có thể đoán trước được phần nào nên dường như các tập đoàn không đưa ra hành động khẩn cấp nào, khác với đêm ngày 3/12 sau khi Tổng thống Yoon ban bố thiết quân luật, nhiều công ty lớn đã ngay lập tức triệu tập cuộc họp khẩn cấp.
Tuy nhiên, do tình hình luận tội trùng với thời điểm cuối năm khi các kế hoạch kinh doanh cho năm tới cần được soạn thảo nên các công ty dường như đang xem xét tình hình một cách sát sao hơn cũng như phân tích tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh.
Samsung Electronics sẽ tổ chức cuộc họp chiến lược toàn cầu vào ngày 17~19/12. Các lãnh đạo trong và ngoài nước tập hợp lại để chia sẻ những vấn đề hiện tại theo bộ phận kinh doanh và khu vực, đồng thời thảo luận về mục tiêu kinh doanh và chiến lược bán hàng cho năm tới.
Tuần trước, Hyundai Motors đã tổ chức cuộc họp trụ sở khu vực toàn cầu do Tổng giám đốc điều hành Hyundai Motors ông Jang Jae-hoon và Tổng giám đốc điều hành của Kia Motors ông Song Ho-sung chủ trì để đánh giá kết quả kinh doanh năm nay và lên kế hoạch cho năm tới.
Tập đoàn LG cũng đã tổ chức hội đồng chủ tịch vào ngày 12 với sự tham dự của Chủ tịch Koo Kwang-mo và các giám đốc điều hành hàng đầu khác để thảo luận về các nhiệm vụ quản lý sẽ được thúc đẩy trong năm tới.
Một quan chức kinh doanh cho biết: "Đây là thời điểm các doanh nghiệp đang lên kế hoạch kinh doanh cho năm tới nhưng do tình hình hiện tại chưa ổn định nên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vì các biến số bên ngoài rất lớn, nên thay vì thực hiện những khoản đầu tư táo bạo, chúng tôi sẽ áp dụng cách tiếp cận thận trọng".
Vào ngày 17, một cuộc họp với các tập đoàn kinh tế sẽ được tổ chức tại Quốc hội với lời mời của Chủ tịch Quốc hội Woo Won-sik. Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc có kế hoạch liệt kê những khó khăn mà các công ty phải đối mặt với tình hình luận tội và yêu cầu hỗ trợ về mặt pháp lý.
Tham dự cuộc họp sẽ có ông Chey Tae-won Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, ông Yoon Jin-sik Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), ông Sohn Kyung-sik Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc (KEF) và ông Kim Ki-moon Liên đoàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KBIZ).
Các công ty năng lượng công chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng cốt lõi của xã hội cũng đang nỗ lực ứng phó bằng cách tăng cường hệ thống ứng phó khẩn cấp của họ trong bối cảnh luận tội thiết quân luật.
Theo thông tin trong ngành ngành, KEPCO mới đây đã gửi công văn tới toàn thể nhân viên nhấn mạnh việc thiết lập kỷ luật công vụ, yêu cầu họ nỗ lực hết sức không để nguồn điện bị gián đoạn, bao gồm cả việc quản lý triệt để hệ thống liên lạc khẩn cấp.
Một quan chức ngành điện cho biết: "Gần đây tình trạng bất ổn xã hội gia tăng nên ngay cả việc mất điện quy mô nhỏ ở cấp địa phương cũng có thể gây ra hiểu lầm lớn. Đây là thời điểm quan trọng để duy trì một hệ thống phản ứng nhanh".
Không khí liên hoan cuối năm của nhiều công ty cũng được hạn chế.
Một quan chức kinh doanh cho biết: "Mặc dù công ty chưa đưa ra chỉ thị chính thức nhưng gần đây tình hình hơi hỗn loạn nên có vẻ như các buổi liên hoan ăn tối của công ty cũng ít hơn. Nếu có tổ chức liên hoan thì bầu không khí cũng khá trầm lắng".
Sự cố thiết quân luật xảy ra khiến thị trường tài chính, bao gồm cả giá cổ phiếu, biến động mạnh, tỷ giá won/USD tăng vọt, vì vậy các công ty Hàn Quốc cũng đang phải tập trung theo dõi tình hình thị trường để chuẩn bị các biện pháp đối phó.
Điều này là do đối với những ngành bị ảnh hưởng lớn bởi tỷ giá hối đoái, chẳng hạn như những ngành xuất khẩu phần lớn hoặc nhập khẩu nguyên liệu thô, biến động tỷ giá sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận.
Một ví dụ điển hình là ngành thép đang bị sụt giảm do nhu cầu trong nước trì trệ và dư cung các sản phẩm thép giá rẻ từ Trung Quốc, trong khi nhập khẩu nguyên liệu đang bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái tăng đột biến.
Ngành thép đang theo dõi chặt chẽ diễn biến trong bối cảnh căng thẳng, lo ngại rằng sự bất ổn chính trị do tình hình luận tội gây ra sẽ là yếu tố khiến môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi.
Một quan chức ngành thép cho biết: "Trong tình hình hiện tại, việc ứng phó bằng cách thành lập một nhóm đặc nhiệm (task-force) không mang lại hiệu quả gì. Tôi hy vọng rằng sự không chắc chắn trong kinh doanh sẽ được giải quyết càng sớm càng tốt".
Một quan chức khác trong ngành cũng cho biết: "Tỷ giá hối đoái là thứ khiến chúng tôi lo lắng nhất. Điều tích cực là việc thông qua đề xuất luận tội ngày hôm qua là cơ hội để bắt đầu giải quyết sự không chắc chắn".
Ngành hàng không cũng đang kiểm tra chặt chẽ tác động của tỷ giá hối đoái và những thay đổi trong nhu cầu hành khách hàng không đối với tài chính và hoạt động của mình.
Korean Air cho biết: "Vì có thể có tác động như tỷ giá hối đoái cao, chúng tôi liên tục theo dõi các xu hướng và lên kế hoạch cố gắng hết sức để đảm bảo hoạt động an toàn thông qua hệ thống vận hành 24 giờ".
Các công ty cũng đang nỗ lực trấn an các khách hàng và nhà đầu tư nước ngoài đang lo ngại về sự bất ổn ngày càng gia tăng tại thị trường Hàn Quốc do thiết quân luật gây ra.
Một quan chức kinh doanh cho biết: "Vì hoạt động của công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kinh tế vĩ mô nên có rất nhiều điều chúng tôi cần phải quan tâm để đối phó với tình trạng không chắc chắn. Chúng tôi có nhiều khách hàng và nhà đầu tư ở nước ngoài nên chúng tôi đang giải thích rõ tình hình để họ không lo lắng và liên tục kiểm tra các ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để có biện pháp ứng phó phù hợp".
Vì việc thông qua đề xuất luận tội là một kết quả có thể đoán trước được phần nào nên dường như các tập đoàn không đưa ra hành động khẩn cấp nào, khác với đêm ngày 3/12 sau khi Tổng thống Yoon ban bố thiết quân luật, nhiều công ty lớn đã ngay lập tức triệu tập cuộc họp khẩn cấp.
Tuy nhiên, do tình hình luận tội trùng với thời điểm cuối năm khi các kế hoạch kinh doanh cho năm tới cần được soạn thảo nên các công ty dường như đang xem xét tình hình một cách sát sao hơn cũng như phân tích tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh.
Samsung Electronics sẽ tổ chức cuộc họp chiến lược toàn cầu vào ngày 17~19/12. Các lãnh đạo trong và ngoài nước tập hợp lại để chia sẻ những vấn đề hiện tại theo bộ phận kinh doanh và khu vực, đồng thời thảo luận về mục tiêu kinh doanh và chiến lược bán hàng cho năm tới.
Tuần trước, Hyundai Motors đã tổ chức cuộc họp trụ sở khu vực toàn cầu do Tổng giám đốc điều hành Hyundai Motors ông Jang Jae-hoon và Tổng giám đốc điều hành của Kia Motors ông Song Ho-sung chủ trì để đánh giá kết quả kinh doanh năm nay và lên kế hoạch cho năm tới.
Tập đoàn LG cũng đã tổ chức hội đồng chủ tịch vào ngày 12 với sự tham dự của Chủ tịch Koo Kwang-mo và các giám đốc điều hành hàng đầu khác để thảo luận về các nhiệm vụ quản lý sẽ được thúc đẩy trong năm tới.
Một quan chức kinh doanh cho biết: "Đây là thời điểm các doanh nghiệp đang lên kế hoạch kinh doanh cho năm tới nhưng do tình hình hiện tại chưa ổn định nên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Bởi vì các biến số bên ngoài rất lớn, nên thay vì thực hiện những khoản đầu tư táo bạo, chúng tôi sẽ áp dụng cách tiếp cận thận trọng".
Vào ngày 17, một cuộc họp với các tập đoàn kinh tế sẽ được tổ chức tại Quốc hội với lời mời của Chủ tịch Quốc hội Woo Won-sik. Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc có kế hoạch liệt kê những khó khăn mà các công ty phải đối mặt với tình hình luận tội và yêu cầu hỗ trợ về mặt pháp lý.
Tham dự cuộc họp sẽ có ông Chey Tae-won Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, ông Yoon Jin-sik Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), ông Sohn Kyung-sik Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc (KEF) và ông Kim Ki-moon Liên đoàn Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KBIZ).
Các công ty năng lượng công chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng cốt lõi của xã hội cũng đang nỗ lực ứng phó bằng cách tăng cường hệ thống ứng phó khẩn cấp của họ trong bối cảnh luận tội thiết quân luật.
Theo thông tin trong ngành ngành, KEPCO mới đây đã gửi công văn tới toàn thể nhân viên nhấn mạnh việc thiết lập kỷ luật công vụ, yêu cầu họ nỗ lực hết sức không để nguồn điện bị gián đoạn, bao gồm cả việc quản lý triệt để hệ thống liên lạc khẩn cấp.
Một quan chức ngành điện cho biết: "Gần đây tình trạng bất ổn xã hội gia tăng nên ngay cả việc mất điện quy mô nhỏ ở cấp địa phương cũng có thể gây ra hiểu lầm lớn. Đây là thời điểm quan trọng để duy trì một hệ thống phản ứng nhanh".
Không khí liên hoan cuối năm của nhiều công ty cũng được hạn chế.
Một quan chức kinh doanh cho biết: "Mặc dù công ty chưa đưa ra chỉ thị chính thức nhưng gần đây tình hình hơi hỗn loạn nên có vẻ như các buổi liên hoan ăn tối của công ty cũng ít hơn. Nếu có tổ chức liên hoan thì bầu không khí cũng khá trầm lắng".
Sự cố thiết quân luật xảy ra khiến thị trường tài chính, bao gồm cả giá cổ phiếu, biến động mạnh, tỷ giá won/USD tăng vọt, vì vậy các công ty Hàn Quốc cũng đang phải tập trung theo dõi tình hình thị trường để chuẩn bị các biện pháp đối phó.
Điều này là do đối với những ngành bị ảnh hưởng lớn bởi tỷ giá hối đoái, chẳng hạn như những ngành xuất khẩu phần lớn hoặc nhập khẩu nguyên liệu thô, biến động tỷ giá sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận.
Một ví dụ điển hình là ngành thép đang bị sụt giảm do nhu cầu trong nước trì trệ và dư cung các sản phẩm thép giá rẻ từ Trung Quốc, trong khi nhập khẩu nguyên liệu đang bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái tăng đột biến.
Ngành thép đang theo dõi chặt chẽ diễn biến trong bối cảnh căng thẳng, lo ngại rằng sự bất ổn chính trị do tình hình luận tội gây ra sẽ là yếu tố khiến môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi.
Một quan chức ngành thép cho biết: "Trong tình hình hiện tại, việc ứng phó bằng cách thành lập một nhóm đặc nhiệm (task-force) không mang lại hiệu quả gì. Tôi hy vọng rằng sự không chắc chắn trong kinh doanh sẽ được giải quyết càng sớm càng tốt".
Một quan chức khác trong ngành cũng cho biết: "Tỷ giá hối đoái là thứ khiến chúng tôi lo lắng nhất. Điều tích cực là việc thông qua đề xuất luận tội ngày hôm qua là cơ hội để bắt đầu giải quyết sự không chắc chắn".
Ngành hàng không cũng đang kiểm tra chặt chẽ tác động của tỷ giá hối đoái và những thay đổi trong nhu cầu hành khách hàng không đối với tài chính và hoạt động của mình.
Korean Air cho biết: "Vì có thể có tác động như tỷ giá hối đoái cao, chúng tôi liên tục theo dõi các xu hướng và lên kế hoạch cố gắng hết sức để đảm bảo hoạt động an toàn thông qua hệ thống vận hành 24 giờ".
Các công ty cũng đang nỗ lực trấn an các khách hàng và nhà đầu tư nước ngoài đang lo ngại về sự bất ổn ngày càng gia tăng tại thị trường Hàn Quốc do thiết quân luật gây ra.
Một quan chức kinh doanh cho biết: "Vì hoạt động của công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kinh tế vĩ mô nên có rất nhiều điều chúng tôi cần phải quan tâm để đối phó với tình trạng không chắc chắn. Chúng tôi có nhiều khách hàng và nhà đầu tư ở nước ngoài nên chúng tôi đang giải thích rõ tình hình để họ không lo lắng và liên tục kiểm tra các ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để có biện pháp ứng phó phù hợp".