Theo Hải quan Online, ngày 24, tại trụ sở Tổng cục Hải quan Việt Nam, thừa ủy quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ cùng ông Ko Kwang-hyo, Cao ủy Hải quan Hàn Quốc ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên (AEO MRA) trong lĩnh vực hải quan.
AEO MRA là một thỏa thuận giữa các cơ quan hải quan để 'Các công ty xuất sắc quản lý an toàn xuất nhập khẩu' được chính phủ công nhận có thể được quốc gia khác công nhận và nhận được lợi ích trong các thủ tục thông quan, giúp rút ngắn thời gian thông quan. Hàn Quốc đã ký AEO MRA với 25 quốc gia lớn, bao gồm Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Trước đó, Cục Hải quan Hàn Quốc đã bắt đầu thảo luận để ký kết thỏa thuận AEO MRA với Việt Nam vào năm 2016 nhưng phải tạm dừng 1 thời gian do dịch Covid-19. Sau đó, nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đến Việt Nam vào tháng 6/2023, thảo thuận này bắt đầu được thúc đẩy trở lại.
Theo đó, việc chính thức ký kết AEO MRA với Việt Nam diễn ra khoảng 8 năm sau khi các cuộc thảo luận bắt đầu.
Tính đến năm 2023, xuất khẩu của các công ty Hàn Quốc sang Việt Nam lên tới 53,5 tỷ USD. Trong số này, 30,3 tỷ USD (57%) tương ứng với xuất khẩu từ các công ty AEO. Việc ký kết AEO MRA giữa Hàn Quốc và Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu của các công ty Hàn Quốc.
Ngoài ra, Thỏa thuận AEO MRA giúp triển khai có hiệu quả các quy định trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Việc ký kết thỏa thuận lần này cũng góp phần mở rộng lĩnh vực hợp tác, hình thành cơ chế hợp tác dài hạn, thực chất theo chiều sâu trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Ông Ko Kwang-hyo, Cao ủy Hải quan Hàn Quốc cho biết: "Việt Nam là đối tác thương mại xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc và là đối tác hợp tác kinh tế quan trọng. Chúng tôi hy vọng rằng việc ký kết AEO MRA giữa hai nước sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu và tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu của mình".
Phía Hải quan Việt Nam cũng đưa ra đánh giá, trong ngắn hạn Thỏa thuận AEO MRA có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp AEO của Hàn Quốc xuất khẩu vào thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp AEO của Việt Nam có nguồn vốn FDI Hàn Quốc. Tuy nhiên trong dài hạn, với mục tiêu tiếp tục phát triển chương trình AEO của Việt Nam thì lợi ích chung sẽ được cân bằng.
Trước đó, Cục Hải quan Hàn Quốc đã bắt đầu thảo luận để ký kết thỏa thuận AEO MRA với Việt Nam vào năm 2016 nhưng phải tạm dừng 1 thời gian do dịch Covid-19. Sau đó, nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đến Việt Nam vào tháng 6/2023, thảo thuận này bắt đầu được thúc đẩy trở lại.
Theo đó, việc chính thức ký kết AEO MRA với Việt Nam diễn ra khoảng 8 năm sau khi các cuộc thảo luận bắt đầu.
Tính đến năm 2023, xuất khẩu của các công ty Hàn Quốc sang Việt Nam lên tới 53,5 tỷ USD. Trong số này, 30,3 tỷ USD (57%) tương ứng với xuất khẩu từ các công ty AEO. Việc ký kết AEO MRA giữa Hàn Quốc và Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu của các công ty Hàn Quốc.
Ngoài ra, Thỏa thuận AEO MRA giúp triển khai có hiệu quả các quy định trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Việc ký kết thỏa thuận lần này cũng góp phần mở rộng lĩnh vực hợp tác, hình thành cơ chế hợp tác dài hạn, thực chất theo chiều sâu trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Ông Ko Kwang-hyo, Cao ủy Hải quan Hàn Quốc cho biết: "Việt Nam là đối tác thương mại xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc và là đối tác hợp tác kinh tế quan trọng. Chúng tôi hy vọng rằng việc ký kết AEO MRA giữa hai nước sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu và tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu của mình".
Phía Hải quan Việt Nam cũng đưa ra đánh giá, trong ngắn hạn Thỏa thuận AEO MRA có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp AEO của Hàn Quốc xuất khẩu vào thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp AEO của Việt Nam có nguồn vốn FDI Hàn Quốc. Tuy nhiên trong dài hạn, với mục tiêu tiếp tục phát triển chương trình AEO của Việt Nam thì lợi ích chung sẽ được cân bằng.