Theo kết quả một cuộc khảo sát, tính theo tiêu chuẩn của năm 2023, một người phải tiết kiệm tất cả tiền lương trong vòng 13 năm mới có thể đủ tiền mua một căn nhà ở Seoul.
Vào ngày 27, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc (MOLIT) đã công bố 'Kết quả Khảo sát Tình hình Nhà ở năm 2023', được thực hiện bằng cách trực tiếp đến thăm và phỏng vấn 61.000 hộ gia đình trên toàn Hàn Quốc từ tháng 6~12/2023.
Năm ngoái, tỷ lệ giá nhà trên thu nhập (Price Income Ratio·PIR) của các hộ gia đình sở hữu nhà ở Seoul cao gấp 13 lần mức trung bình.
PIR là chỉ số giá nhà chia cho thu nhập khả dụng tính trên đầu người và có thể được coi là thước đo khả năng chi trả cho nhà ở của người dân, hay nói cách khác PIR sẽ cho biết thời gian cần thiết để mua một căn nhà khi một người tiết kiệm toàn bộ tiền lương của bản thân.
Tính đến năm 2023, để sở hữu nhà riêng ở Seoul, một sẽ phải tiết kiệm toàn bộ tiền lương trong 13 năm.
Khu vực có PIR cao thứ hai sau Seoul là thành phố Sejong (8,7 lần), theo sau là tỉnh Gyeonggi 7,4 lần, Daejeon 7,1 lần, Busan và Daegu mỗi nơi 6,7 lần. Ngược lại, khu vực có PIR thấp nhất là Jeonnam (3,1 lần). Trong khi đó PIR trung bình của Hàn Quốc là 6,3 lần, tương đương với năm trước đó.
Tuy vẫn ở mức cao nhưng PIR tại các khu vực đều đã có sự sụt giảm.
Cụ thể, Seoul giảm từ 15,2 lần xuống 13 lần, còn Gyeonggi giảm từ 8,9 lần xuống 7,4 lần. Tại Incheon (7,7 lần → 6,1 lần), thời gian mua nhà cũng được rút ngắn tương đối.
Sự suy giảm tổng thể của PIR được phân tích là do ảnh hưởng của sự sụt giảm giá nhà đất trên toàn Hàn Quốc tại thời điểm khảo sát.
Năm 2023, tỷ lệ tiền thuê nhà trên thu nhập hàng tháng (rent-to-income ratio·RIR) của các hộ gia đình cho thuê trên toàn quốc là 15,8% tính theo mức trung bình, giảm 0,2 điểm phần trăm (%p) so với năm trước đó (16,0%). Điều này có nghĩa là những người thuê nhà đã phải chi trả 15,8% thu nhập hàng tháng của bản thân cho tiền thuê nhà.
RIR ở khu vực vùng đô thị (bao gồm Seoul, Gyeonggi, Incheon) là cao nhất với 20,3%, tăng 2,0%p so với năm 2022 (18,3%).
Xét theo khu vực chi tiết, Seoul có chi phí thuê nhà cao nhất so với thu nhập với RIR là 22,7%. Tiếp theo là Busan với 16,9%, Gyeonggi ở mức 16,7% và Incheon ở mức 16,5%.
Các khu vực có RIR thấp nhất là Chungbuk và Gyeongnam, mỗi vùng ở mức 11,7%.
Tỷ lệ sở hữu nhà, tức tỷ lệ hộ gia đình sở hữu nhà riêng của mình bất kể họ có thực sự sống ở đó hay không, là 60,7% trên toàn quốc vào năm 2023, giảm 0,6%p so với năm trước đó (61,3%).
Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát về nhận thức về quyền sở hữu nhà, 87,3% số người được hỏi cho biết "nên sở hữu một ngôi nhà", giảm 2,3%p so với năm 2022.
Trong số tất cả các hộ gia đình, số hộ trả lời rằng "cần chương trình hỗ trợ nhà ở" là 40,6%, tăng 3,0%p so với năm trước đó.
Hỗ trợ cần thiết được khảo sát lần lượt là 'Hỗ trợ vay vốn mua nhà ở' (35,6%), 'Hỗ trợ vay vốn thuê nhà' (24,6%), 'Hỗ trợ trợ cấp tiền thuê nhà hàng tháng' (11,0%) và 'Cung cấp nhà ở công cộng cho thuê dài hạn' (10,7%).
Năm ngoái, tỷ lệ giá nhà trên thu nhập (Price Income Ratio·PIR) của các hộ gia đình sở hữu nhà ở Seoul cao gấp 13 lần mức trung bình.
PIR là chỉ số giá nhà chia cho thu nhập khả dụng tính trên đầu người và có thể được coi là thước đo khả năng chi trả cho nhà ở của người dân, hay nói cách khác PIR sẽ cho biết thời gian cần thiết để mua một căn nhà khi một người tiết kiệm toàn bộ tiền lương của bản thân.
Tính đến năm 2023, để sở hữu nhà riêng ở Seoul, một sẽ phải tiết kiệm toàn bộ tiền lương trong 13 năm.
Khu vực có PIR cao thứ hai sau Seoul là thành phố Sejong (8,7 lần), theo sau là tỉnh Gyeonggi 7,4 lần, Daejeon 7,1 lần, Busan và Daegu mỗi nơi 6,7 lần. Ngược lại, khu vực có PIR thấp nhất là Jeonnam (3,1 lần). Trong khi đó PIR trung bình của Hàn Quốc là 6,3 lần, tương đương với năm trước đó.
Tuy vẫn ở mức cao nhưng PIR tại các khu vực đều đã có sự sụt giảm.
Cụ thể, Seoul giảm từ 15,2 lần xuống 13 lần, còn Gyeonggi giảm từ 8,9 lần xuống 7,4 lần. Tại Incheon (7,7 lần → 6,1 lần), thời gian mua nhà cũng được rút ngắn tương đối.
Sự suy giảm tổng thể của PIR được phân tích là do ảnh hưởng của sự sụt giảm giá nhà đất trên toàn Hàn Quốc tại thời điểm khảo sát.
Năm 2023, tỷ lệ tiền thuê nhà trên thu nhập hàng tháng (rent-to-income ratio·RIR) của các hộ gia đình cho thuê trên toàn quốc là 15,8% tính theo mức trung bình, giảm 0,2 điểm phần trăm (%p) so với năm trước đó (16,0%). Điều này có nghĩa là những người thuê nhà đã phải chi trả 15,8% thu nhập hàng tháng của bản thân cho tiền thuê nhà.
RIR ở khu vực vùng đô thị (bao gồm Seoul, Gyeonggi, Incheon) là cao nhất với 20,3%, tăng 2,0%p so với năm 2022 (18,3%).
Xét theo khu vực chi tiết, Seoul có chi phí thuê nhà cao nhất so với thu nhập với RIR là 22,7%. Tiếp theo là Busan với 16,9%, Gyeonggi ở mức 16,7% và Incheon ở mức 16,5%.
Các khu vực có RIR thấp nhất là Chungbuk và Gyeongnam, mỗi vùng ở mức 11,7%.
Tỷ lệ sở hữu nhà, tức tỷ lệ hộ gia đình sở hữu nhà riêng của mình bất kể họ có thực sự sống ở đó hay không, là 60,7% trên toàn quốc vào năm 2023, giảm 0,6%p so với năm trước đó (61,3%).
Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát về nhận thức về quyền sở hữu nhà, 87,3% số người được hỏi cho biết "nên sở hữu một ngôi nhà", giảm 2,3%p so với năm 2022.
Trong số tất cả các hộ gia đình, số hộ trả lời rằng "cần chương trình hỗ trợ nhà ở" là 40,6%, tăng 3,0%p so với năm trước đó.
Hỗ trợ cần thiết được khảo sát lần lượt là 'Hỗ trợ vay vốn mua nhà ở' (35,6%), 'Hỗ trợ vay vốn thuê nhà' (24,6%), 'Hỗ trợ trợ cấp tiền thuê nhà hàng tháng' (11,0%) và 'Cung cấp nhà ở công cộng cho thuê dài hạn' (10,7%).