Thặng dư tài khoản vãng lai của Hàn Quốc trong tháng 12 năm ngoái đã đạt mức cao nhất mọi thời đại với hơn 12 tỷ đô la nhờ xuất khẩu mạnh mẽ và cổ tức từ đầu tư chứng khoán nước ngoài. Bên cạnh đó, thặng dư tài khoản vãng lai cho cả năm 2024 cũng tăng gấp 3 lần, đạt gần 100 tỷ đô la.
![ẢnhYonhap News](https://image.ajunews.com/content/image/2025/02/06/20250206104011859160.jpg)
[Ảnh=Yonhap News]
Theo số liệu thống kê sơ bộ về cán cân thanh toán do Ngân hàng Hàn Quốc (BoK) công bố vào ngày 6, cán cân tài khoản vãng lai trong tháng 12/2024 được ghi nhận thặng dư 12,37 tỷ đô la, mức thặng dư lớn nhất từ trước đến nay nếu xét riêng trong cùng kỳ tháng 12.
Theo đó, thặng dư tài khoản vãng lai tích lũy hằng năm của năm 2024 là 99,04 tỷ đô la, cao gấp hơn 3 lần so với con số của năm 2023 (32,82 tỷ USD) và cũng vượt dự báo hằng năm của Ngân hàng Hàn Quốc (90 tỷ USD).
Nhìn vào cán cân tài khoản vãng lai theo từng mặt hàng trong tháng 12, thặng dư thương mại (10,43 tỷ USD) đều cao hơn so cùng kỳ năm trước đó (8,66 tỷ USD) và tháng trước đó (9,88 tỷ USD).
Cụ thể, xuất khẩu (63,3 tỷ USD) tăng 6,6% so với năm 2023. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cũng cao hơn tháng 11 (0,8%) do tăng trưởng ở các mặt hàng công nghệ thông tin (CNTT) như chất bán dẫn vẫn còn và tốc độ suy giảm ở các mặt hàng không phải CNTT như ô tô chở khách và sản phẩm hóa chất đã chậm lại.
Trong số các mặt hàng, thiết bị thông tin và truyền thông (37,0%), chất bán dẫn (30,6%) và sản phẩm thép (6,0%) tăng dựa trên các tiêu chuẩn thông quan và theo khu vực. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang Đông Nam Á (15,4%), EU (15,2%), Trung Quốc (8,6%), Nhật Bản (6,1%) và Mỹ (5,5%) cũng ghi nhận xu hướng tích cực.
Nhập khẩu (52,87 tỷ USD) tăng 4,2%. Nhập khẩu nguyên liệu thô (-9,6%) giảm, nhưng nguyên liệu sản xuất (24,4%) và hàng tiêu dùng (1,2%) đều tăng.
Theo mặt hàng, nhập khẩu khí đốt (-26,6%), dầu thô (-23,3%) và than (-10,6%) giảm, trong khi nhập khẩu thiết bị vận tải (59,2%), thiết bị sản xuất chất bán dẫn (42,6%) và hàng tiêu dùng không bền (7,5%) ghi nhận tăng.
Cán cân dịch vụ được ghi nhận là thâm hụt 2,11 tỷ đô la. Mức thâm hụt này lớn hơn so với tháng 11 (-1,95 tỷ đô la), nhưng nhỏ hơn so với cùng kỳ năm ngoái (-2,98 tỷ đô la).
Trong cán cân dịch vụ, cán cân du lịch thâm hụt 950 triệu đô la. Mức thâm hụt tăng từ tháng 11 (-760 triệu đô la) và được lý giả là do thời gian này trùng với mùa du lịch nước ngoài cao điểm, ảnh hưởng của các kỳ nghỉ đông.
Thặng dư thu nhập cơ bản tăng đáng kể từ 2,41 tỷ đô la vào tháng 11 lên 4,76 tỷ đô la vào tháng 12. Trong đó, thặng dư thu nhập cổ tức đạt 3,59 tỷ đô la, tập trung vào thu nhập cổ tức từ đầu tư chứng khoán.
Giá trị tài khoản tài chính ròng (tài sản - nợ phải trả) tăng 9,38 tỷ đô la vào tháng 12.
Về đầu tư trực tiếp, đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Hàn Quốc tăng 6,95 tỷ USD, đầu tư vào Hàn Quốc của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng 1,23 tỷ USD.
Trong đầu tư chứng khoán, trong khi nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư ra nước ngoài tăng 860 triệu đô la thì đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Hàn Quốc lại giảm 3,8 tỷ đô la.
Theo đó, thặng dư tài khoản vãng lai tích lũy hằng năm của năm 2024 là 99,04 tỷ đô la, cao gấp hơn 3 lần so với con số của năm 2023 (32,82 tỷ USD) và cũng vượt dự báo hằng năm của Ngân hàng Hàn Quốc (90 tỷ USD).
Nhìn vào cán cân tài khoản vãng lai theo từng mặt hàng trong tháng 12, thặng dư thương mại (10,43 tỷ USD) đều cao hơn so cùng kỳ năm trước đó (8,66 tỷ USD) và tháng trước đó (9,88 tỷ USD).
Cụ thể, xuất khẩu (63,3 tỷ USD) tăng 6,6% so với năm 2023. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cũng cao hơn tháng 11 (0,8%) do tăng trưởng ở các mặt hàng công nghệ thông tin (CNTT) như chất bán dẫn vẫn còn và tốc độ suy giảm ở các mặt hàng không phải CNTT như ô tô chở khách và sản phẩm hóa chất đã chậm lại.
Trong số các mặt hàng, thiết bị thông tin và truyền thông (37,0%), chất bán dẫn (30,6%) và sản phẩm thép (6,0%) tăng dựa trên các tiêu chuẩn thông quan và theo khu vực. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang Đông Nam Á (15,4%), EU (15,2%), Trung Quốc (8,6%), Nhật Bản (6,1%) và Mỹ (5,5%) cũng ghi nhận xu hướng tích cực.
Nhập khẩu (52,87 tỷ USD) tăng 4,2%. Nhập khẩu nguyên liệu thô (-9,6%) giảm, nhưng nguyên liệu sản xuất (24,4%) và hàng tiêu dùng (1,2%) đều tăng.
Theo mặt hàng, nhập khẩu khí đốt (-26,6%), dầu thô (-23,3%) và than (-10,6%) giảm, trong khi nhập khẩu thiết bị vận tải (59,2%), thiết bị sản xuất chất bán dẫn (42,6%) và hàng tiêu dùng không bền (7,5%) ghi nhận tăng.
Cán cân dịch vụ được ghi nhận là thâm hụt 2,11 tỷ đô la. Mức thâm hụt này lớn hơn so với tháng 11 (-1,95 tỷ đô la), nhưng nhỏ hơn so với cùng kỳ năm ngoái (-2,98 tỷ đô la).
Trong cán cân dịch vụ, cán cân du lịch thâm hụt 950 triệu đô la. Mức thâm hụt tăng từ tháng 11 (-760 triệu đô la) và được lý giả là do thời gian này trùng với mùa du lịch nước ngoài cao điểm, ảnh hưởng của các kỳ nghỉ đông.
Thặng dư thu nhập cơ bản tăng đáng kể từ 2,41 tỷ đô la vào tháng 11 lên 4,76 tỷ đô la vào tháng 12. Trong đó, thặng dư thu nhập cổ tức đạt 3,59 tỷ đô la, tập trung vào thu nhập cổ tức từ đầu tư chứng khoán.
Giá trị tài khoản tài chính ròng (tài sản - nợ phải trả) tăng 9,38 tỷ đô la vào tháng 12.
Về đầu tư trực tiếp, đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Hàn Quốc tăng 6,95 tỷ USD, đầu tư vào Hàn Quốc của nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng 1,23 tỷ USD.
Trong đầu tư chứng khoán, trong khi nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư ra nước ngoài tăng 860 triệu đô la thì đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Hàn Quốc lại giảm 3,8 tỷ đô la.