Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng và Cơ quan Xúc tiến Thương mại-Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) cho biết sẽ tổ chức các phiên họp tóm tắt cập nhật về phương án ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ cho các công ty đang hoạt động tại Việt Nam vào ngày 27 (tại Hà Nội) và ngày 29 (tại Thành phố Hồ Chí Minh) tháng 5.
Trước đó, chính phủ Mỹ đã công bố mức thuế đối ứng 46% đối với Việt Nam tuy nhiên vào tháng 4 việc thực hiện thuế quan thực tế đã bị trì hoãn trong 90 ngày.
Trước đó, chính phủ Mỹ đã công bố mức thuế đối ứng 46% đối với Việt Nam tuy nhiên vào tháng 4 việc thực hiện thuế quan thực tế đã bị trì hoãn trong 90 ngày.

[Ảnh=KOTRA]
Xem xét rằng các công ty Hàn Quốc kinh doanh tại Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tìm hiểu các xu hướng thuế quan liên tục thay đổi, do đó các cuộc họp tóm tắt này để KOTRA có thể giải thích cho các doanh nghiệp một cách rõ hơn về các biện pháp thuế quan của Mỹ, các thị trường thay thế và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với thuế quan.
Bên cạnh đó, thông tin về tình hình ứng phó hiện tại của chính phủ Việt Nam cũng như của các công ty đang hoạt động tại Việt Nam, phương án quản lý nguồn gốc xuất xứ, các kế hoạch tổ chức lại cơ sở sản xuất ở nước ngoài và các hệ thống hỗ trợ quay về (sản xuất) trong nước cũng sẽ được chia sẻ tại cuộc họp.
Việt Nam được coi là mục tiêu đầu tư lớn nhất tại ASEAN của các công ty Hàn Quốc.
Khoảng 9.000 công ty Hàn Quốc đã và đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hơn 4.000 công ty liên quan đến sản xuất.
Nhiều công ty điện tử, phụ tùng ô tô, máy móc và thiết bị đã thâm nhập thị trường tại miền Bắc Việt Nam, bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Trong khi ở miền Nam Việt Nam, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công ty sản xuất hàng dệt may đã hiện diện và có chỗ đứng ổn định.
KOTRA cho biết: "Có một số công ty thâm nhập thị trường Việt Nam nhắm vào thị trường địa phương, nhưng phần lớn hầu hết đều nhắm đến việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Do đó, sẽ có không ít doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn lớn từ những thay đổi về thuế quan của Mỹ".
Ngay cả việc xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam với các mặt hàng điện và điện tử cũng đang bắt đầu bị ảnh hưởng bởi thuế quan mới của Mỹ.
Tính đến năm 2024, các sản phẩm điện và điện tử (chất bán dẫn, màn hình phẳng, cảm biến, thiết bị truyền thông không dây) chiếm khoảng 59% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam.
Nếu áp dụng thuế đối ứng, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ giảm và điều này dự kiến sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu hàng hóa trung gian của Hàn Quốc sang Việt Nam.
Lee Ji-hyung, Phó chủ tịch kiêm Trưởng phòng Hợp tác Kinh tế và Thương mại tại KOTRA, cho biết: "Chính sách thuế quan của Mỹ đang trở nên dài hạn và đa dạng hơn, tác động của nó không chỉ đối với các công ty trong nước mà còn đối với các công ty đã tiến ra nước ngoài. Chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ giải quyết những khó khăn về xuất khẩu cho doanh nghiệp Hàn Quốc đã tiến vào Việt Nam thông qua việc phổ biến thông tin thương mại nhanh chóng và chính xác cũng như tìm kiếm các thị trường thay thế".
Bên cạnh đó, thông tin về tình hình ứng phó hiện tại của chính phủ Việt Nam cũng như của các công ty đang hoạt động tại Việt Nam, phương án quản lý nguồn gốc xuất xứ, các kế hoạch tổ chức lại cơ sở sản xuất ở nước ngoài và các hệ thống hỗ trợ quay về (sản xuất) trong nước cũng sẽ được chia sẻ tại cuộc họp.
Việt Nam được coi là mục tiêu đầu tư lớn nhất tại ASEAN của các công ty Hàn Quốc.
Khoảng 9.000 công ty Hàn Quốc đã và đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có hơn 4.000 công ty liên quan đến sản xuất.
Nhiều công ty điện tử, phụ tùng ô tô, máy móc và thiết bị đã thâm nhập thị trường tại miền Bắc Việt Nam, bao gồm cả thủ đô Hà Nội. Trong khi ở miền Nam Việt Nam, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công ty sản xuất hàng dệt may đã hiện diện và có chỗ đứng ổn định.
KOTRA cho biết: "Có một số công ty thâm nhập thị trường Việt Nam nhắm vào thị trường địa phương, nhưng phần lớn hầu hết đều nhắm đến việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Do đó, sẽ có không ít doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn lớn từ những thay đổi về thuế quan của Mỹ".
Ngay cả việc xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam với các mặt hàng điện và điện tử cũng đang bắt đầu bị ảnh hưởng bởi thuế quan mới của Mỹ.
Tính đến năm 2024, các sản phẩm điện và điện tử (chất bán dẫn, màn hình phẳng, cảm biến, thiết bị truyền thông không dây) chiếm khoảng 59% kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam.
Nếu áp dụng thuế đối ứng, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ giảm và điều này dự kiến sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu hàng hóa trung gian của Hàn Quốc sang Việt Nam.
Lee Ji-hyung, Phó chủ tịch kiêm Trưởng phòng Hợp tác Kinh tế và Thương mại tại KOTRA, cho biết: "Chính sách thuế quan của Mỹ đang trở nên dài hạn và đa dạng hơn, tác động của nó không chỉ đối với các công ty trong nước mà còn đối với các công ty đã tiến ra nước ngoài. Chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ giải quyết những khó khăn về xuất khẩu cho doanh nghiệp Hàn Quốc đã tiến vào Việt Nam thông qua việc phổ biến thông tin thương mại nhanh chóng và chính xác cũng như tìm kiếm các thị trường thay thế".