VIỆT NAM

​Xu hướng của làn sóng Hàn Quốc tại Việt Nam

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)11:36 25-10-2019

[Ảnh = Yonhap News]


Việt Nam là nguồn gốc bắt đầu của làn sóng Hàn Quốc (tiếng Việt: Làn sóng Hàn Quốc). Bộ phim truyền hình Hàn Quốc, lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam, được biết đến với tên <My Love Yumi>, được phát sóng trên đài truyền hình nhà nước Việt Nam VTV1 vào năm 1995. Kể từ đó, <Doctors> (1998), <Trái tim mùa thu> (2001) và <Dae Jang Geum> (2004) đã trở nên rất nổi tiếng, tạo nên nền tảng cho làn sóng Hàn Quốc tại Việt Nam.

Điểm đặc biệt là vào những năm 1990, phim truyền hình Hàn Quốc đã trở nên phổ biến và được yêu thích ở khu vực miền Nam hơn so với miền bắc Việt Nam. Điều này là do không khí thân thiện và tinh thần tự do của miền Nam rất giống với cảm xúc của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc thịnh hành. Đây là lý do cho đến tận bây giờ vẫn có nhiều khách du lịch và người di cư từ Hàn Quốc xuất thân từ khu vực phía Nam (như Hồ Chí Minh, Cần Thơ) hơn là hơn miền Bắc (Hà Nội).

Gần đây, Làn sóng Hàn Quốc đã lan rộng ra hơn nữa thông qua các K-MOVIES (bộ phim truyền hình), K-POP (nhạc Pop Hàn), K-BEAUTY (Làm đẹp như sao Hàn), K-FOOD (đồ ăn Hàn Quốc) và K-SPORTS (thể thao Hàn Quốc).

Hội chứng “Huấn luyện viên Park Hangseo” đã trở thành nhân tố chính dẫn dắt Làn sóng Hàn Quốc tại Việt Nam vượt ra ngoài lĩnh vực văn hóa xã hội cho đến lĩnh vực thể thao. Với hiệu ứng Park Hang-seo tại Việt Nam, BONGDA-TV, một kênh bóng đá Việt Nam, cũng được phát sóng K-League Hàn Quốc - một chương trình phát sóng chuyên môn của Hàn Quốc.

Đặc biệt, thế hệ “Những nữ thần Việt Nam” – những người phụ nữ Việt sinh ra vào những năm 90 nổi lên với vai trò dẫn đầu văn hóa tiêu dùng tại Việt Nam cũng đang là những người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Làn sóng Hàn Quốc vào Việt Nam. Lớn lên trong một môi trường sung túc và có khuynh hướng tiêu dùng cao thì hơn ai hết họ sẽ là những người đầu tiên tiếp cận với những thương hiệu, văn hóa và thực phẩm mới nhất của Hàn Quốc. Với những người đã đi du lịch đến Hàn Quốc thì họ cũng thường xuyên đến Hàn Quốc để mua sắm thông qua thị thực nhập cảnh nhiều lần.

Do đó, các thương hiệu Hàn Quốc dần quen thuộc với những người này và họ có thể dễ dàng được đặt hàng tại Việt Nam, thông qua mô hình tiêu dùng của họ đã giúp các sản phẩm của Hàn Quốc mở rộng cơ sở bán hàng trên khắp Việt Nam mà không gặp nhiều khó khăn.

Một điều cũng đáng chú ý là sự gia tăng các cuộc hôn nhân giữa hai nước. Theo Văn phòng thống kê quốc gia Hàn Quốc, trong tổng số các cuộc hôn nhân quốc tế năm 2018, hôn nhân của Hàn Quốc và Việt Nam (bao gồm cả vợ và chồng) chiếm 6935 trong tổng số 22.700 cuộc hôn nhân, chiếm 31% tổng số. Hôn nhân quốc tế giữa người Hàn Quốc và người Việt Nam đã 2 năm liên tiếp đứng thứ nhất trong tổng số người kết hôn kể từ năm 2017.

Xu hướng gia tăng các cuộc hôn nhân giữa hai nước Hàn – Việt này được dự đoán sẽ chi phối phần lớn trong đời sống của họ. Khi nhìn vào khía cạnh tổng hợp về sự tương đồng trong văn hóa, cảm tình, sự thích nghi nhanh trong hôn nhân, thì đó là do cả hai bên đều mang đến những điều kiện tốt nhất cho nhau với tư cách là một quốc gia kết hôn quốc tế.

Người ngoại quốc sống ở cả hai nước cũng vượt quá 300.000 người. Số lượng người Hàn cư trú tại Việt Nam vượt quá 150.000 người trong năm 2017. Số lượng người Việt cư trú tại Hàn Quốc cũng được ước tính là khoảng 160.000 người. Đặc biệt, công dân Việt Nam tại Hàn Quốc là cộng đồng nước ngoài lớn nhất trong số các nước ASEAN, và các nhà hàng Việt Nam đã giữ một vị trí trong đời sống của người Hàn.

Các chuyến thăm giao lưu du lịch giữa hai nước đạt mức cao nhất trong năm qua, với hơn 3 triệu người Hàn Quốc đến thăm Việt Nam và 460.000 người Việt Nam đến thăm Hàn Quốc. Đại sứ quán Việt Nam đang thúc đẩy hơn nữa việc giao lưu giữa hai nước thông qua việc cho phép thị thực được nhập cảnh nhiều lần cho công dân của ba thành phố lớn là Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Theo Viện phát triển giao lưu Văn hóa Quốc tế Hàn Quốc, tổng lượng sản phẩm xuất khẩu từ Làn sóng Hàn Quốc năm 2018 là 9,4 tỷ 80 triệu USD, tăng 9,1% so với năm trước. Việt Nam đứng thứ tư sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhưng đứng đầu về lượng xuất khẩu so với quy mô kinh tế.

Làn sóng Hàn Quốc tại Việt Nam hiện là một trong những nền văn hóa phổ biến nhất và Việt Nam được xem là quốc gia trọng điểm tiêu biểu của Làn sóng Hàn Quốc. Tới mức độ có câu nói rằng danh tiếng mà làn sóng Hallyu đạt được vào thời kỳ đầu ở Việt Nam cũng có thể đánh bại bất cứ thị trường quốc gia nào khác ở Asian. Đánh giá của Việt Nam là thước đo cho sự thành công của làn sóng Hàn Quốc.

Kim Seok-Un, giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Việt Nam, cho biết “Giờ đây cả hai nước nên hạn chế việc đuổi theo hiệu quả tăng trưởng nền kinh tế mà hãy tiến đến việc phát triển văn hóa cộng đồng”. Ông nhấn mạnh: “Khi Hàn Quốc và Việt Nam cùng nỗ lực tìm hiểu nhau trên cơ sở cụ thể thì giá trị đó sẽ dẫn đến một mối quan hệ song phương cởi mở hơn nữa”.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기