Đời sống Xã hội

​[CES 2021] COVID 19 đã làm thay đổi cuộc sống hàng ngày và thói quen này vẫn sẽ tiếp tục ngay cả khi COVID 19 kết thúc

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)11:00 14-01-2021

[Ảnh = CES 2021]


Khi đại dịch toàn cầu COVID 19 kết thúc, liệu chúng ta có thể khôi phục lại hoàn toàn thói quen hàng ngày mà trước đây đã được coi là điều hiển nhiên hay không? Câu trả lời từ các nhà lãnh đạo tập đoàn toàn cầu là "Không". Họ dự đoán rằng người tiêu dùng sẽ thích mua sắm trực tuyến hơn là mua sắm ngoại tuyến như hiện tại và các công ty sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và đám mây.

Tại CES 2021, triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới được tổ chức trực tuyến vào ngày 12 (giờ địa phương), Michael Miebach, Giám đốc điều hành (CEO) của MasterCard, cho biết trong bài phát biểu quan trọng: "Theo kết quả phân tích dữ liệu thanh toán và tiêu thụ, năm ngoái do sự lan rộng của COVID 19, lượng người sử dụng mua sắm trực tuyến đã tăng 20% so với năm trước. So với mức tăng trưởng 13% hàng năm của năm 2019, đây là một sự thay đổi to lớn, làm rút ngắn quá trình chuyển đổi kỹ thuật số từ vài năm sang vài tháng."

Ông dự đoán rằng những người tiêu dùng đã quen với việc mua sắm trực tuyến cho dịch bệnh lan rộng, và dự kiến việc mua sắm trực tuyến này sẽ tiếp tục được lặp lại ngay cả khi COVID 19 kết thúc.

CEO Miebach cho biết: "Một bộ phận người tiêu dùng muốn trực tiếp ghé thăm các cửa hàng, nhưng hiện tại điều đó là không thể do sự lây lan của dịch bệnh. Hiện tại, tiêu chuẩn 2/3 hành vi sử dụng mua sắm trực tuyến dự kiến sẽ được duy trì trong tương lai."

Giám đốc điều hành của Accenture, Julie Sweet đã có cuộc trao đổi với CEO Miebach vào ngày hôm đó, cũng dự đoán rằng làn gió chuyển đổi kỹ thuật số do COVID 19 mang lại sẽ tiếp tục sau khi COVID 19 kết thúc.

Bà phát biểu: "COVID 19 đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong cách làm việc và suy nghĩ của con người. Việc chuyển đổi đám mây là một xu hướng lớn ngay cả trước khi dịch bệnh xuất hiện và dự kiến sẽ mất khoảng 10 năm hoặc lâu hơn, nhưng đến năm 2025, sẽ có khoảng 80% doanh nghiệp lớn đang sử dụng đám mây. Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng tốc."

Hai CEO đã lựa chọn 5G và AI là những công nghệ đáng chú ý trong tương lai. Giám đốc điều hành Julie Sweet cho biết: "Kể từ khi COVID 19 lan rộng, chính phủ đã phải trả lời hàng ngàn người dân cần thông tin và trí tuệ nhân tạo AI đã bắt đầu trả lời thay cho con người. Cũng có một cuộc khảo sát cho thấy 8 trong số 10 giám đốc điều hành chủ chốt của công ty nghĩ rằng 5G sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của họ."

CEO Miebach phát biểu: "Nếu bạn phân tích thị trường thương mại sẽ thay đổi như thế nào trong 2 năm tới thông qua góc nhìn của bản thân, sẽ rất khó để nhận ra sự thay đổi của người bán và người dùng, nhưng công nghệ 5G kết nối hàng chục tỷ thiết bị sẽ giúp AI giải quyết và có khả năng phân tích vấn đề này thay bạn". Ông nói: "Đặc biệt đặc tính của 5G là không bị trì hoãn, từ đó sẽ thúc đẩy chúng ta tiến lên phía trước".

Mặt khác, họ đồng ý rằng cần giải quyết nạn phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng trong tổ chức để đảm bảo tăng trưởng liên tục của doanh nghiệp. Vào tháng 5 năm ngoái tại Hoa Kỳ, George Floyd, một người đàn ông da đen, đã thiệt mạng vì hành vi tàn nhẫn của một viên cảnh sát trong quá trình bắt giữ, và các cuộc biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc liên tục diễn ra. Mastercard nhấn mạnh rằng họ đã áp dụng nhiều kế hoạch để giải quyết vấn đề chênh lệch tiền lương và bất bình đẳng trong công ty bằng cách thăng chức những người da màu như người da đen lên các vị trí lãnh đạo cao hơn chức Phó Chủ tịch.

Giám đốc điều hành Julie Sweet cho biết: "Nếu những người có quan điểm đa dạng lập thành một nhóm, họ sẽ làm việc có hiệu quả và sẽ đạt được thành tích tốt hơn. Giải quyết phân biệt chủng tộc có tác động tích cực đến kinh doanh của một doanh nghiệp."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기