Nếu như thế kỷ 20 được coi là thời kì của 'các đồng minh bảo an chính trị quân sự' do trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai thì ở thế kỷ 21, người ta gọi đây là kỉ nguyên của 'các đồng minh tranh chấp lợi ích' thông qua các cuộc chiến tranh lạnh trên phương diện kinh tế.
Với phương trâm đặt lợi ích quốc gia nên hàng đầu, các quốc gia trong thế kỉ 21 không còn khái niệm 'thù địch trong quá khứ' hay 'đồng minh trong hiện tại'. Dẫn chứng tiêu biểu cho phương trâm này chính là sự trả thù kinh tế giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi trước đó, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn luôn được coi là đồng minh của Mỹ. Động thái này đã tạo nên 1 phương diện mới trong an ninh khu vực Đông Bắc Á.
Tùy thuộc vào thỏa thuận phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ cũng như mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Nhật Bản, một tổ chức 'hợp tác an ninh đa phương mới' có thể được thay thế cấu trúc quyền lực thế giới đối đầu ba bên 'Hàn·Mỹ·Nhật & Triều·Trung·Nga' truyền thống trước đó.
Điều này chỉ ra rằng chính sách đối ngoại của Hàn Quốc cần phải thay đổi linh hoạt theo tình hình thực tế chứa không chỉ tuân theo phương trâm trong quá khứ.
Vào ngày 14, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản vào năm 2023 (tinh toán dựa trên tiêu chuẩn đánh giá sức tiêu thu PPP). GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc vào năm 2023 ước tính là 41.322 đô la (khoảng 501,3 triệu won), trong khi đó Nhật Bản chỉ đạt ở mức 41.253 đô la (khoảng 50 triệu won).
Dự đoán lần này là dự đoán lần đầu tiên Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng Hàn Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản kể từ khi tổ chức này bắt đầu thống kê vào năm 1980.
Trước đó vào năm 1980, tổ chức này dự doán GDP của Nhật Bản (2.0769 đô la) sẽ gấp 4 lần so với GDP của Hàn Quốc (5084 đô la).
IMF cũng dự đoán rằng tỉ lệ tăng trưởng PPP của Hàn Quốc trong giai đoạn 2019~2023 sẽ là 10,2% trong khi đó Nhật Bản sẽ chỉ tăng 3,7%.