Đời sống Xã hội

Khảo sát chung của Thời báo Aju và một số tạp chí NNA của Hàn Quốc-Nhật Bản] 70% các Công ty Nhật Bản lo ngại tác động của mối quan hệ xấu đi giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)16:58 21-08-2019
Có 12,5% các công ty Nhật Bản đã trả lời rằng họ đang phải chịu ảnh hưởng lớn khi được hỏi về tác động của xung đột Nhật Bản và Hàn Quốc đến tình hình kinh doanh. Trong khi đó, 56,3% khoảng hơn nửa số doanh nghiệp Nhật Bản trả lời rằng công ty họ có nguy cơ bị ảnh hưởng từ cuộc xung đột ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Số còn lại, khoảng 31,2% thì khẳng định rằng họ không chịu ảnh hưởng gì cả.

Các công ty Nhật Bản trả lời đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ xung đột ngoại giao giữa 2 quốc gia chia sẻ cụ thể rằng: " Chúng tôi là đối tượng chịu ảnh hưởng từ cuộc tẩy chay đồ tiêu dùng Nhật Bản", "Mối quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc xấu đi khiến cho số lượng khách du lịch theo đoàn đến Nhật Bản và ngược lại giảm liên tục ảnh hưởng tới việc vận hành các chuyến bay" " Số lượng khách du lịch giảm mạnh, ngành du lịch chúng tôi đang bị ảnh hưởng lớn"... Đa số các công ty Nhật Bản đều nhận định rằng họ bị ảnh hưởng từ phong trào "Tẩy chay Nhật Bản" của người dân Hàn Quốc.

 

[Ảnh = Thời báo kinh tế AJU]



Sau khi Hàn Quốc tiếp nối Nhật Bản, tuyên bố nước này cũng loại bỏ Nhật Bản ra khỏi "sách trắng" những quốc gia nhận ưu đãi từ xuất khẩu, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra mục tiêu chiến lược tiêu đề " Thoái khỏi sự phụ thuộc Nhật Bản" kế hoạch 5 năm đối với 100 sản phẩm chiến lược nhằm đa dạng hóa việc sản xuất phụ tùng trong nước. Đối với 20 mặt hàng khó nhập khẩu như hydro florua, Chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra mục tiêu kế hoạch 1 năm về việc phát triển và sản xuất vật liệu này trong nước. Mặc dù có rất nhiều chỉ trích cho rằng các vật liệu mà chính phủ Hàn Quốc cần phát triển để sản xuất trong nước còn rất nhiều, nhưng một số công ty Nhật Bản đang lo lắng và dõi theo từng bước cải tiến của chính phủ Hàn Quốc.

Trong khảo sát này đa số các doanh nghiệp Hàn Quốc đều bày tỏ quan điểm cần khắc phục những ảnh hưởng từ xung đột thương mại này bằng các biện pháp cụ thể như: "nội địa hóa của Hàn Quốc đang được tiến hành" (Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn), "giảm hợp đồng kinh doanh và kiểm tra lại các hợp đồng kinh doanh" (Doanh nghiệp ngành bảo hiểm), "Xóa bỏ sự phụ thuộc vào các công ty Nhật Bản từ từ" (ngành sản xuất vật liệu điện tử), "Tiến hành mua các sản phẩm và phụ tùng khác thay thế cho các sản phẩm của Nhật Bản" (Doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện điện tử).

Ngoài các công ty trên thì đa số các công ty Hàn Quốc khác khá lạc quan vì họ không chịu ảnh hưởng từ xung đột này. Họ cho biết 'Ngành kinh doanh chính của chúng tôi là ngành sản xuất giấy nên chúng tôi hiện không gặp phải vấn đề gì", "Sản phẩm và vật liệu mà chúng tôi sử dụng không liên quan đến Nhật Bản" "Chúng tôi đã được cấp giấy phép đặc biệt về nhập khẩu nên hiện tại chưa xảy ra vấn đề gì".v.v.v. Tuy nhiên, các công ty này cũng nhấn mạnh rằng họ cần phải cẩn thận và theo dõi các động thái thay đổi từ cuộc xung đột này, bởi nếu xung đột ngoại giao giữa hai quốc gia càng trở nên gay gắt và đi theo chiều hướng khác với dự đoán, các công ty này cũng không tránh khỏi những rủi ro không lường trước được.

Mặt khác, việc xung đột của hai nước quốc gia ngày càng nóng lên và không có động thái đàm phán khiến cho các công ty Nhật lo ngại rằng xung đột này sẽ kéo dài hơn dự kiến. Lý do mà các công ty Nhật bản đưa ra là "Chúng tôi không nhìn thấy động thái đàm phán từ hai bên", "Trong thời điểm này, cả hai bên đều chưa đưa ra phương hướng giải quyết nào", "Chúng tôi sẽ thận trọng xem xét từng hướng giải quyết của bai bên".

Nhiều công ty còn cho biết họ sẽ tập trung vào các dự án đã được lên kế hoạch vào lúc này, hạn chế các hoạt động quảng cáo hay cho ra mắt các sản phẩm mới trong bối cảnh tình hình tẩy chay càng lên cao.

Xung đột về ngoại giao của hai quốc gia dự kiến ​​sẽ tiếp tục dữ dội sau khi Hàn Quốc loại bỏ Nhật Bản ra danh sách các quốc gia nhận ưu đãi từ xuất khẩu của Hàn Quốc và những động thái tịch thu tài sản các công ty Nhật Bản có liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức. Các công ty Nhật Bản không có lựa chọn nào khác ngoài việc thúc đẩy mở rộng kinh doanh để khắc phục những ảnh hưởng xấu từ xung đột này.

Mặt khác, rất nhiều doanh nghiệp đưa ra lời kêu gọi, hy vọng chính phủ hai nước đưa ra những cách giải quyết sớm để phục hồi mối quan hệ ngoại giao. Đại diện ngành công nghiệp vận tải và dịch vụ nước này cho biết: "Sau chính phủ Nhật Bản loại bỏ Hàn Quốc ra khỏi danh sách Trắng, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã chịu những ảnh hưởng trực tiếp là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên các doanh nghiệp Nhật Bản chúng tôi cũng không ngoại lệ. Chính vì vây tôi hi vọng rằng hai quốc gia sẽ đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt." Mặt khác, họ cũng khẳng định rằng: "Bằng những động thái ngoại giao khéo léo, việc bình ổn ngoại giao giữa hai nước là điều kiên quyết giúp cho việc đẩy mạnh kinh tế các doanh nghiệp được nhanh chóng, nền kinh tế chung của hai quốc gia đạt được mong đợi như trước.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기