Chính phủ Hàn Quốc cho biết họ sẽ bắt tay với Việt Nam điều chế Vắc-xin phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Cục Quản lý Phát triển Nông thôn Hàn Quốc cho biết họ đã bắt tay hợp tác với Văn phòng Nghiên cứu Chăn nuôi Việt Nam (ILRI) tiến hành phân tích 'Hồ sơ kiểm tra virus nhiễm ASF và biểu hiện gen' để tìm ra con đường lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi vào tháng tới. Dự án này dự kiến sẽ được thực hiện đến hết năm 2021.
Hiện nay dịch tả lợn châu Phi có tỷ lệ tử vong là 100% trên số lượng mắc bệnh di chưa có thuốc chữa và vắc-xin chuyên dụng.
Bệnh tả lợn châu Phi có khoảng 150 gen di truyền gây bệnh và có 24 chủng loại bệnh khác nhau nên việc điều chế vắc-xin khó hơn so với các dịch bệnh khác.
Trung Quốc kể từ năm ngoái đã phát sinh hơn 100 trường hợp lây lan dịch bệnh hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn đang đẩy nhanh nghiên cứu vắc-xin và đánh giá an toàn sinh học.
Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh này được phát hiện tại Paju và lây lan nhanh chóng sang các khu vực khác, Chính phủ Hàn Quốc cũng đang khẩn trương đưa ra các đối sách nhằm điều chế ra vắc-xin phòng bệnh nhanh chóng, cải thiện các thiệt hại.
Nghiên cứu vắc-xin dịch tả lợn châu Phi lần này sẽ được thực hiện tại Hà Nội.
Một quan chức của Cục Phát triển Nông thôn cho biết: "Tại Việt Nam, cơn sốt lợn đã phát triển từ đầu năm nay. Trước đó, dù Hàn Quốc chưa phát hiện ổ dịch bệnh nào nhưng chính phủ Hàn Quốc cho rằng cần ngăn chặn bệnh trước khi lây lan tại nước này. Chúng tôi đã liên lạc với viện nghiên cứu tại Việt Nam để cũng hợp tác điều chế ra vắc-xin phòng chống bệnh".
Hiện tại dịch bệnh tả lợn châu Phi đang gây ảnh hưởng trầm trọng về kinh tế tại Việt Nam. Cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc sẽ phối hợp với các cơ quan viện nghiên cứu Việt Nam để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách thức các virus bệnh tả lợn châu Phi xâm nhập vào tế bào của con lợn, cách các virus này phản ứng với khả năng miễn dịch và các gen chủ chốt của gia xúc để đưa ra được vắc-xin tốt nhất.
Một quan chức của Cục Phát triển Nông thôn cho biết: "Chúng tôi hi vọng những thí nghiệm nghiên cứu lần này sẽ mang lại kết quả có ý nghĩa. Ngay sau khi có kết quả, chúng tôi sẽ liên lạc với Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Kiểm dịch Chăn nuôi để sản xuất ra vắc-xin kịp thời."
Cục Phát triển Nông thôn sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý công nghệ và nghiên cứu liên quan để việc điều chế vắc-xin lần này./.
Cục Quản lý Phát triển Nông thôn Hàn Quốc cho biết họ đã bắt tay hợp tác với Văn phòng Nghiên cứu Chăn nuôi Việt Nam (ILRI) tiến hành phân tích 'Hồ sơ kiểm tra virus nhiễm ASF và biểu hiện gen' để tìm ra con đường lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi vào tháng tới. Dự án này dự kiến sẽ được thực hiện đến hết năm 2021.
Hiện nay dịch tả lợn châu Phi có tỷ lệ tử vong là 100% trên số lượng mắc bệnh di chưa có thuốc chữa và vắc-xin chuyên dụng.
Bệnh tả lợn châu Phi có khoảng 150 gen di truyền gây bệnh và có 24 chủng loại bệnh khác nhau nên việc điều chế vắc-xin khó hơn so với các dịch bệnh khác.
Trung Quốc kể từ năm ngoái đã phát sinh hơn 100 trường hợp lây lan dịch bệnh hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn đang đẩy nhanh nghiên cứu vắc-xin và đánh giá an toàn sinh học.
Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh này được phát hiện tại Paju và lây lan nhanh chóng sang các khu vực khác, Chính phủ Hàn Quốc cũng đang khẩn trương đưa ra các đối sách nhằm điều chế ra vắc-xin phòng bệnh nhanh chóng, cải thiện các thiệt hại.
Nghiên cứu vắc-xin dịch tả lợn châu Phi lần này sẽ được thực hiện tại Hà Nội.
Một quan chức của Cục Phát triển Nông thôn cho biết: "Tại Việt Nam, cơn sốt lợn đã phát triển từ đầu năm nay. Trước đó, dù Hàn Quốc chưa phát hiện ổ dịch bệnh nào nhưng chính phủ Hàn Quốc cho rằng cần ngăn chặn bệnh trước khi lây lan tại nước này. Chúng tôi đã liên lạc với viện nghiên cứu tại Việt Nam để cũng hợp tác điều chế ra vắc-xin phòng chống bệnh".
Hiện tại dịch bệnh tả lợn châu Phi đang gây ảnh hưởng trầm trọng về kinh tế tại Việt Nam. Cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc sẽ phối hợp với các cơ quan viện nghiên cứu Việt Nam để tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách thức các virus bệnh tả lợn châu Phi xâm nhập vào tế bào của con lợn, cách các virus này phản ứng với khả năng miễn dịch và các gen chủ chốt của gia xúc để đưa ra được vắc-xin tốt nhất.
Một quan chức của Cục Phát triển Nông thôn cho biết: "Chúng tôi hi vọng những thí nghiệm nghiên cứu lần này sẽ mang lại kết quả có ý nghĩa. Ngay sau khi có kết quả, chúng tôi sẽ liên lạc với Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Kiểm dịch Chăn nuôi để sản xuất ra vắc-xin kịp thời."
Cục Phát triển Nông thôn sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý công nghệ và nghiên cứu liên quan để việc điều chế vắc-xin lần này./.