Quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản trở nên căng thẳng hơn kể từ sau khi Nhật Bản sửa đổi luật xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu vật liệu bán dẫn sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau khi thông tin chuyến thăm của Thủ tướng Lee Nak-yeon tới Nhật Bản sẽ diễn ra vào ngày 22 ~ 24 được đưa ra, nhiều người dự đoán mối quan hệ căng thẳng này có điểm sáng bất ngờ.
Ông Lee sẽ tham dự lễ trao vương miện của nhà vua, bữa tiệc cung điện tại Cung điện Hoàng gia vào chiều ngày 22 và tiệc tối do Thủ tướng Shinzo Abe tổ chức vào tối ngày 23. Có thể hai thủ tướng sẽ gặp nhau và có một cuộc trò chuyện ngắn. Tiếp đó, vào ngày 24, trước khi khởi hành trở về nước, Ông Lee sẽ có cuộc đàm phán với Thủ tướng Abe tại tòa nhà Thủ tướng Nhật Bản.
Rất có khả năng thủ tướng Lee sẽ cầm thư ngoại giao từ Tổng thống Moon Jae-in và gặp thủ tướng Abe. Đây có thể là cuộc gặp mặt chứa đựng thông điệp hướng tới về các vấn đề về bồi hoàn lao động cưỡng chế, nút thắt cho cuộc xung đột giữa hai nước cũng như yêu cầu Nhật Bản đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách trắng (các nước bị hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản).
Tuy nhiên có một sự thật là Hàn Quốc và Nhật Bản từ xưa vẫn có những suy nghĩ và phán xét trái chiều xoay quanh vấn đề giải quyết bồi hoàn lao động cưỡng chế. Mặt khác, cuộc gặp mặt này giữa hai thủ tướng được dự định kéo dài theo hình thức '10 phút + alpha (α)', thời gian khá ngắn để hai bên đưa ra được những quyết định cụ thể về vấn đề này.
Chính vì lý do này, nhiều nhận định cho rằng mục đích chuyến thăm Nhật Bản của thủ tướng Lee không phải là hướng tới việc đàm phán trong lần này mà mong muốn Nhật Bản và Hàn Quốc tiến hành tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh trong thời gian tới.
Theo tờ báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho biết, hai nước dự định sẽ tham dự các cuộc hội nghị quan trọng diễn ra trong thời gian tới như Hội nghị cấp cao Asean + 3 (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) tại Thái Lan vào 31 tháng 10 đến 4 tháng 11, Hội nghị cấp cao Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Chile vào ngày 16~ 17 tháng 11. Sau đó, dự kiến hai nước sẽ tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản vào tháng 11.
Hai quốc gia sẽ tìm kiếm giải pháp bằng các cuộc đàm phán đa phương trước khi Thỏa thuận bảo vệ thông tin quân sự Hàn-Nhật Bản (GSOMIA) chấm dứt.
Trước đó, việc Abe đề cập đến "tầm quan trọng của các cuộc đàm phán" đã nhấn mạnh rằng khả năng cao sẽ có một cuộc hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản được điễn ra. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là phía Nhật Bản vẫn không có động thái sẽ thay đổi quan điểm về vệc bồi hoàn lao động cưỡng chế và luật xuất khẩu.
Choi Eun-mi, giáo sư nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản tại Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc, cho biết, "Rất khó để cuộc họp thượng đỉnh được tổ chức mà không có sự thỏa thuận thực tế trong tình huống này. Cuộc gặp thượng đỉnh Hàn-Nhật dường như có ý nghĩa thể hiện thái độ và ý chí muốn đàm phán của hai nước hơn là việc tìm kiếm giải pháp cụ thể".
Giáo sư nghiên cứu Choi cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng trong cuộc đối thoại với Thủ tướng Abe lần này, "Nhật Bản cũng đang cho chúng ta thấy những động thái cải thiện mối quan hệ hiện nay. Ở lĩnh vực xuất khẩu, Nhật Bản cũng chịu thiệt hại lớn xoay quanh những vấn đề này. Tuy nhiên phía họ cũng khẳng định lập trường không thay đổi về vấn đề bồi thường lao động cưỡng chế và hạn chế xuất khẩu".
Trước đó, vào ngày 18, hai nước đã tổ chức cuộc hội đàm cấp phòng ngoại giao Hàn Quốc-Nhật Bản tại Seoul trong vòng 2 tiếng 20 phút, để tái xác nhận về vấn đề phán quyết bồi thường lao động cưỡng chế, Tuy nhiên, chỉ còn 1 tháng trước khi Thỏa thuận bảo vệ thông tin quân sự Hàn-Nhật Bản (GSOMIA) kết thúc, bai bên cũng đã không đưa ra bất kì thảo luận nào.
Ông Lee sẽ tham dự lễ trao vương miện của nhà vua, bữa tiệc cung điện tại Cung điện Hoàng gia vào chiều ngày 22 và tiệc tối do Thủ tướng Shinzo Abe tổ chức vào tối ngày 23. Có thể hai thủ tướng sẽ gặp nhau và có một cuộc trò chuyện ngắn. Tiếp đó, vào ngày 24, trước khi khởi hành trở về nước, Ông Lee sẽ có cuộc đàm phán với Thủ tướng Abe tại tòa nhà Thủ tướng Nhật Bản.
Rất có khả năng thủ tướng Lee sẽ cầm thư ngoại giao từ Tổng thống Moon Jae-in và gặp thủ tướng Abe. Đây có thể là cuộc gặp mặt chứa đựng thông điệp hướng tới về các vấn đề về bồi hoàn lao động cưỡng chế, nút thắt cho cuộc xung đột giữa hai nước cũng như yêu cầu Nhật Bản đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách trắng (các nước bị hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản).
Tuy nhiên có một sự thật là Hàn Quốc và Nhật Bản từ xưa vẫn có những suy nghĩ và phán xét trái chiều xoay quanh vấn đề giải quyết bồi hoàn lao động cưỡng chế. Mặt khác, cuộc gặp mặt này giữa hai thủ tướng được dự định kéo dài theo hình thức '10 phút + alpha (α)', thời gian khá ngắn để hai bên đưa ra được những quyết định cụ thể về vấn đề này.
Chính vì lý do này, nhiều nhận định cho rằng mục đích chuyến thăm Nhật Bản của thủ tướng Lee không phải là hướng tới việc đàm phán trong lần này mà mong muốn Nhật Bản và Hàn Quốc tiến hành tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh trong thời gian tới.
Theo tờ báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho biết, hai nước dự định sẽ tham dự các cuộc hội nghị quan trọng diễn ra trong thời gian tới như Hội nghị cấp cao Asean + 3 (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) tại Thái Lan vào 31 tháng 10 đến 4 tháng 11, Hội nghị cấp cao Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Chile vào ngày 16~ 17 tháng 11. Sau đó, dự kiến hai nước sẽ tổ chức một cuộc hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản vào tháng 11.
Hai quốc gia sẽ tìm kiếm giải pháp bằng các cuộc đàm phán đa phương trước khi Thỏa thuận bảo vệ thông tin quân sự Hàn-Nhật Bản (GSOMIA) chấm dứt.
Trước đó, việc Abe đề cập đến "tầm quan trọng của các cuộc đàm phán" đã nhấn mạnh rằng khả năng cao sẽ có một cuộc hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản được điễn ra. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là phía Nhật Bản vẫn không có động thái sẽ thay đổi quan điểm về vệc bồi hoàn lao động cưỡng chế và luật xuất khẩu.
Choi Eun-mi, giáo sư nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản tại Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc, cho biết, "Rất khó để cuộc họp thượng đỉnh được tổ chức mà không có sự thỏa thuận thực tế trong tình huống này. Cuộc gặp thượng đỉnh Hàn-Nhật dường như có ý nghĩa thể hiện thái độ và ý chí muốn đàm phán của hai nước hơn là việc tìm kiếm giải pháp cụ thể".
Giáo sư nghiên cứu Choi cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng trong cuộc đối thoại với Thủ tướng Abe lần này, "Nhật Bản cũng đang cho chúng ta thấy những động thái cải thiện mối quan hệ hiện nay. Ở lĩnh vực xuất khẩu, Nhật Bản cũng chịu thiệt hại lớn xoay quanh những vấn đề này. Tuy nhiên phía họ cũng khẳng định lập trường không thay đổi về vấn đề bồi thường lao động cưỡng chế và hạn chế xuất khẩu".
Trước đó, vào ngày 18, hai nước đã tổ chức cuộc hội đàm cấp phòng ngoại giao Hàn Quốc-Nhật Bản tại Seoul trong vòng 2 tiếng 20 phút, để tái xác nhận về vấn đề phán quyết bồi thường lao động cưỡng chế, Tuy nhiên, chỉ còn 1 tháng trước khi Thỏa thuận bảo vệ thông tin quân sự Hàn-Nhật Bản (GSOMIA) kết thúc, bai bên cũng đã không đưa ra bất kì thảo luận nào.