Nếu tất cả các loại thuế quan mà Trung Quốc và Mỹ đã công bố từ trước đến nay trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ-Trung đều được thực hiện, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ giảm 0,34 %.
Đây là kết quả phân tích của Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) đã đề cập trong bản báo cáo 'đánh giá các yếu tố rủi ro và tác động từ nền kinh tế Trung Quốc' được công bố vào ngày 4 vừa rồi.
KDI giải thích rằng bản báo cáo này phân tích tác động kinh tế vĩ mô của thuế quan Mỹ-Trung dựa trên 'độ co giãn nhập khẩu' và 'WIOD', đo lường mức độ giảm nhập khẩu cho mỗi mức thuế 1%.
KDI cho rằng tốc độ tăng trường của nền kinh tế Hàn Quốc sẽ giảm 0,32% trong trường hợp Trung Quốc phải chịu thuế quan của Mỹ và giảm 0,02% trong trường hợp ngược lại, Mỹ phải chịu thuế quan của Trung Quốc.
Khi phân tích theo từng kênh cung và cầu, kênh cung sẽ giảm 0,16% và kênh cầu giảm 0,18%.
Nói cách khác, hầu hết các tác động tiêu cực đến nền kinh tế Hàn Quốc là do thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là sự sụt giảm nhu cầu trong nước quan trọng hơn khối lượng giao dịch thương mại với Trung Quốc.
Tác động của thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ đối với Trung Quốc -1,06 %, lớn hơn nhiều so với Mỹ (-0,09 %). Tác động này cũng được phân tích rằng sẽ ảnh hưởng -0,2% đối với nền kinh tế toàn cầu.
Hiện tại, Hoa Kỳ đánh thuế gia tăng với 34 tỷ đô la đối các sản phẩm ô tô, hàng không và viễn thông và 16 tỷ đô la các sản phẩm điện, điện tử, cơ khí và thép khác, 200 tỷ đô la hàng tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và hàng hải đến từ Trung Quốc.
Trung Quốc đã áp dụng thuế quan trả đũa đối với đậu nành, bông, xe điện, dầu và máy móc của Mỹ.
Trong khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã kết thúc một phần, Hoa Kỳ đã đình chỉ tăng thêm thuế quan đối với hàng tiêu dùng vốn dĩ sẽ được áp thuế vào tháng 10 vừa rồi. Tuy nhiên nếu đàm phán giữa hai nước lại bị xung đột, không biết chừng Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách áp thuế đối với hầu hết các sản phẩm của Trung Quốc vào cuối năm nay.
Kim Seong-tae, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu triển vọng kinh tế của KDI, cho biết, "Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã giải định rằng tất cả các mức thuế đều được áp đặt tại một thời điểm nhất định, vì vậy thật khó nói chính xác mức độ ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng trong năm nay hoặc trong năm tới. Tuy nhiên, trong năm tới, nếu chiến tranh thương mại giữa hai nước không chấm dứt, việc Mỹ sẽ đưa ra nhiều mức thuế áp lên các sản phẩm Trung Quốc hơn so với năm nay. Và đương nhiên mức ảnh hưởng mà nền kinh tế Hàn Quốc phải gánh chịu dự kiến sẽ lớn hơn năm nay".
Trước đó, Ngân hàng Hàn Quốc ước tính rằng tác động kinh tế của cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung sẽ làm giảm 0,2% khối lượng thương mại và mức tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc
Giải thích cụ thể về báo cáo nghiên cứu, KDI cho biết phân tích của mình tập trung vào việc nghiên cứu mức giảm khối lượng thương mại do tác động của thuế quan và sự suy giảm nhu cầu trong nước của nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng đến kinh tế Hàn Quốc.
KDI dự đoán rằng nền kinh tế của Trung Quốc bị trì trệ sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế Hàn Quốc.
Theo WIOD, trong 44 quốc gia chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc là quốc gia thứ hai sau Đài Loan chịu tổn thất nặng nề nhất nếu nền kinh tế của Trung Quốc bị suy yếu.
Trước hết, đóng góp lớn trong nền kinh tế của Trung Quốc là lợi nhuận của các công ty tư nhân đã giảm đáng kể, đặc biệt số lượng công ty vỡ nợ đã lên tới 40 trong quý đầu tiên của năm nay.
Mức tổn thất của các ngân hàng đã tăng hơn 50% trong ba năm qua và lãi suất ròng của ngân hàng cũng giảm xuống còn 2%.
Giá bất động sản tại các thành phố lớn đã tăng vọt kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mặc dù tỷ lệ nợ chính phủ là thấp hơn 49,8% so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng mức thâm hụt ngân sách đã đạt tới mức 6% GDP khiến cho giao dịch thương mại với Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
KDI cho biết mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc khó có thể giảm trong ngắn hạn, nhưng có khả năng sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong một thời gian.
Ông Kim còn nhấn mạnh "Trong ngắn hạn, chính sách mở rộng tài khóa và lỏng chính sách tiền tệ là biện pháp thiết thực để giảm sự trì trệ kinh tế tại Trung Quốc. Tuy nhiên về lâu dài, chính phủ Trung Quốc cần bãi bỏ quy định và rào cản để tạo điều kiện cho các công ty trong và ngoài nước tiến hành đầu tư. Mặt khác, chính phủ nước này cũng cần chỉnh lí lại các doanh nghiệp còn chưa chắc chắn để cải thiện nền kinh tế lâu dài".
Đây là kết quả phân tích của Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) đã đề cập trong bản báo cáo 'đánh giá các yếu tố rủi ro và tác động từ nền kinh tế Trung Quốc' được công bố vào ngày 4 vừa rồi.
KDI giải thích rằng bản báo cáo này phân tích tác động kinh tế vĩ mô của thuế quan Mỹ-Trung dựa trên 'độ co giãn nhập khẩu' và 'WIOD', đo lường mức độ giảm nhập khẩu cho mỗi mức thuế 1%.
KDI cho rằng tốc độ tăng trường của nền kinh tế Hàn Quốc sẽ giảm 0,32% trong trường hợp Trung Quốc phải chịu thuế quan của Mỹ và giảm 0,02% trong trường hợp ngược lại, Mỹ phải chịu thuế quan của Trung Quốc.
Khi phân tích theo từng kênh cung và cầu, kênh cung sẽ giảm 0,16% và kênh cầu giảm 0,18%.
Nói cách khác, hầu hết các tác động tiêu cực đến nền kinh tế Hàn Quốc là do thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là sự sụt giảm nhu cầu trong nước quan trọng hơn khối lượng giao dịch thương mại với Trung Quốc.
Tác động của thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ đối với Trung Quốc -1,06 %, lớn hơn nhiều so với Mỹ (-0,09 %). Tác động này cũng được phân tích rằng sẽ ảnh hưởng -0,2% đối với nền kinh tế toàn cầu.
Hiện tại, Hoa Kỳ đánh thuế gia tăng với 34 tỷ đô la đối các sản phẩm ô tô, hàng không và viễn thông và 16 tỷ đô la các sản phẩm điện, điện tử, cơ khí và thép khác, 200 tỷ đô la hàng tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và hàng hải đến từ Trung Quốc.
Trung Quốc đã áp dụng thuế quan trả đũa đối với đậu nành, bông, xe điện, dầu và máy móc của Mỹ.
Trong khi các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã kết thúc một phần, Hoa Kỳ đã đình chỉ tăng thêm thuế quan đối với hàng tiêu dùng vốn dĩ sẽ được áp thuế vào tháng 10 vừa rồi. Tuy nhiên nếu đàm phán giữa hai nước lại bị xung đột, không biết chừng Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách áp thuế đối với hầu hết các sản phẩm của Trung Quốc vào cuối năm nay.
Kim Seong-tae, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu triển vọng kinh tế của KDI, cho biết, "Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã giải định rằng tất cả các mức thuế đều được áp đặt tại một thời điểm nhất định, vì vậy thật khó nói chính xác mức độ ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng trong năm nay hoặc trong năm tới. Tuy nhiên, trong năm tới, nếu chiến tranh thương mại giữa hai nước không chấm dứt, việc Mỹ sẽ đưa ra nhiều mức thuế áp lên các sản phẩm Trung Quốc hơn so với năm nay. Và đương nhiên mức ảnh hưởng mà nền kinh tế Hàn Quốc phải gánh chịu dự kiến sẽ lớn hơn năm nay".
Trước đó, Ngân hàng Hàn Quốc ước tính rằng tác động kinh tế của cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung sẽ làm giảm 0,2% khối lượng thương mại và mức tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc
Giải thích cụ thể về báo cáo nghiên cứu, KDI cho biết phân tích của mình tập trung vào việc nghiên cứu mức giảm khối lượng thương mại do tác động của thuế quan và sự suy giảm nhu cầu trong nước của nền kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng đến kinh tế Hàn Quốc.
KDI dự đoán rằng nền kinh tế của Trung Quốc bị trì trệ sẽ có tác động đáng kể đến nền kinh tế Hàn Quốc.
Theo WIOD, trong 44 quốc gia chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc là quốc gia thứ hai sau Đài Loan chịu tổn thất nặng nề nhất nếu nền kinh tế của Trung Quốc bị suy yếu.
Trước hết, đóng góp lớn trong nền kinh tế của Trung Quốc là lợi nhuận của các công ty tư nhân đã giảm đáng kể, đặc biệt số lượng công ty vỡ nợ đã lên tới 40 trong quý đầu tiên của năm nay.
Mức tổn thất của các ngân hàng đã tăng hơn 50% trong ba năm qua và lãi suất ròng của ngân hàng cũng giảm xuống còn 2%.
Giá bất động sản tại các thành phố lớn đã tăng vọt kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mặc dù tỷ lệ nợ chính phủ là thấp hơn 49,8% so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng mức thâm hụt ngân sách đã đạt tới mức 6% GDP khiến cho giao dịch thương mại với Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
KDI cho biết mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc khó có thể giảm trong ngắn hạn, nhưng có khả năng sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong một thời gian.
Ông Kim còn nhấn mạnh "Trong ngắn hạn, chính sách mở rộng tài khóa và lỏng chính sách tiền tệ là biện pháp thiết thực để giảm sự trì trệ kinh tế tại Trung Quốc. Tuy nhiên về lâu dài, chính phủ Trung Quốc cần bãi bỏ quy định và rào cản để tạo điều kiện cho các công ty trong và ngoài nước tiến hành đầu tư. Mặt khác, chính phủ nước này cũng cần chỉnh lí lại các doanh nghiệp còn chưa chắc chắn để cải thiện nền kinh tế lâu dài".