Kinh tế Chính trị

Lo ngại coronavirus, tiêu dùng online 45%↑…Kết quả phân tích thẻ thanh toán cá nhân

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)09:45 11-02-2020
So sánh với số tiền thanh toán trong 1 tuần ngay sau nghỉ Tết…Thanh toán offline 9%↑ Tổng tiền thanh toán on·offline 15%↑…Chưa thấy dấu hiệu của xu hướng giảm tiêu thụ

Phố mua sắm Myeongdong vắng bóng người do dịch cúm coronavirus [Ảnh=Yonhap News]


Thanh toán trực tuyến (online) bằng thẻ tín dụng đã tăng đáng kể do lo ngại về sự lây lan của dịch cúm coronavirus. Điều này được phân tích như là hậu quả của việc người dân hạn chế đi ra ngoài và ưa chuộng các hình thức tiêu dùng không gặp gỡ ("untact" - kết hợp của từ 'contact'=gặp gỡ, chạm mặt và 'un'=không).

Theo kết quả phân tích số tiền thanh toán thẻ tín dụng cá nhân của 8 công ty thẻ tín dụng chuyên nghiệp như Shinhan, Samsung, KB Kookmin, Hyundai, BC, Lotte, Woori và Hana vào ngày 11, tổng số tiền thanh toán online trong một tuần ngay sau kỳ nghỉ Tết năm 2020 (28/1 ~ 3/2) là 2 nghìn 508,7 tỷ KRW (khoảng 49 nghìn tỷ VND), tăng 44,5% so với tổng số tiền thanh toán online một tuần ngay sau kỳ nghỉ Tết năm 2019 (7/2 ~ 13/2) là 1 nghìn 036,7 tỷ KRW (khoảng 20,3 nghìn tỷ VND)

Trong cùng khoảng thời gian, thanh toán ngoại tuyến (offline) chỉ tăng 9,3%, từ 8 nghìn 284 nghìn tỷ KRW (khoảng 162,4 nghìn tỷ VND) lên 9 nghìn 053 tỷ KRW (khoảng 177,5 nghìn tỷ VND).

Đây là kết quả phân tích trong 1 tuần ngay sau kì nghỉ Tết so với thực tế thông thường là tiêu dùng thường có xu hướng tăng lên trong khoảng thời gian trước và sau kì nghỉ Tết nguyên đán. 

Trong kì nghỉ lễ năm nay, ca nhiễm coronavirus tăng nhanh dẫn đến lo lắng về sự lây lan của dịch bệnh này.

Sự gia tăng thanh toán online này được phân tích là do người dân lo sợ lây nhiễm dịch cúm coronavirus nên đã hạn chế ra ngoài và sử dụng các hình thức tiêu dùng 'untact'.

Hiện nay hình thức tiêu dùng 'untact' này ngày càng được ưa chuộng. Tiêu dùng 'untact' chính là các hình thức mua bán hoặc sử dụng dịch vụ trong đó giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc với người khác chẳng hạn như thay vì đến nhà hàng thì sẽ đặt đồ ăn online giao về nhà hoặc đi chợ thông qua các trang web trên mạng. 

Trên thực tế, chúng ta vẫn có thể nhận thấy sự thay đổi này bằng cách xem xét số liệu bán hàng của các doanh nghiệp trong cùng khoảng thời gian tương tự.

Doanh số của Trung tâm thương mại Lotte (gian hàng ngoại tuyến) cho cuối tuần đầu tiên của tháng 2 (1/2 ~ 2/2) giảm 11% so với cuối tuần đầu tiên ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019, và tại trụ sở chính của Lotte ở Myeongdong, Seoul thì doanh số giảm đến tận 30%.

Lotte Mart cho biết, số lượng giao hàng của Lotte Mart Mall trực tuyến trong khoảng thời gian 1 tuần ngay sau kì nghỉ Tết năm 2020 (27/1 ~ 3/2) đã tăng 51,4% so với 1 tuần ngay sau kì nghỉ Tết năm 2019 (7/2 ~ 14/2).

Ngày 31/1 đến ngày 2/2 số đơn đặt hàng trên ứng dụng giao đồ ăn Baemin tăng 11,3% và Yogiyo tăng 18,0% so với một tháng trước (3/1 ~ 5/1).

Với việc đóng cửa siêu thị và cửa hàng quần áo trong tuần trước của 1 doanh nghiệp bán lẻ do có 1 người nhiễm cúm coronavirus đã đi qua khu vực này sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa tiêu dùng online và offline.

Tuy nhiên, số tiền thanh toán bằng thẻ tín dụng, cả trực tuyến và ngoại tuyến, tổng cộng là 11 nghìn 567 tỷ KRW (khoảng 226 nghìn 800 tỷ VND), tăng 15,4% so với năm trước.

Một quan chức của ngành thẻ tín dụng cho biết: "Sự gia tăng của mua hàng trực tuyến là nhất quán, nhưng mức tăng 45% là đặc biệt. Giống như dịch MERS năm 2015, dịch cúm coronavirus sẽ ảnh hưởng lớn đến sự lan rộng của hình thức tiêu dùng 'untact'."

Quan chức này cho hay "Thật khó để xác nhận sự thay đổi trong tổng số tiền thanh toán do coronavirus tại thời điểm này do sự chồng chéo của các yếu tố ngoại quan khác như ngày kì nghỉ lễ năm mới và thời điểm đầu năm. Tuy nhiên nếu dịch cúm coronavirus lần này kéo dài thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tổng số tiền thanh toán."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기