Có 7 khu vực sẽ bị phong tỏa từ ngày 7/4 đến ngày 6/5…"Khuyến khích không ra ngoài→Hạn chế đi lại"
Nếu duy trì 'tình trạng khẩn cấp' trong 1 tháng tại khu vực thủ đô, GDP quý II/2020 sẽ là -17%
Khi Covid19 bắt đầu bùng nổ ở nhiều nơi khác nhau ở Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cuối cùng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Truyền thông địa phương cho biết 7 khu vực bao gồm Tokyo, khu vực đô thị và tỉnh Osaka sẽ được liệt vào danh sách khu vực khẩn cấp trong vòng một tháng kể từ ngày 7/4.
Vào ngày 6/4 (theo giờ địa phương), các phương tiện truyền thông Nhật Bản như Yomiuri Shimbun và NHK đã báo cáo rằng Thủ tướng Abe đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 7/4 với nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid19. Thủ tướng Abe đã mở cuộc họp với ủy ban cố vấn vào chiều nay về biện pháp đối phó với Covid19 để chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Các khu vực mục tiêu gồm tất cả 7 khu vực bao gồm khu vực đô thị như thủ đô Tokyo, tỉnh Saitama, tỉnh Chiba và tỉnh Kanagawa, và 3 khu vực lân cận thành phố Kobe như tỉnh Osaka, tỉnh Hyogo và tỉnh Fukuoka.
Thời gian ban bố tình trạng khẩn cấp là một tháng từ ngày 7/4 đến ngày 6/5. Ngày 6/5 cũng là thời điểm kết thúc kỳ nghỉ lễ 'Tuần lễ vàng' với Ngày Thiếu nhi và Ngày Hiến pháp. Trước đó, truyền thông cũng dự báo từ thời hạn cho tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài ít nhất là 3 tuần (21 ngày) và tối đa là 6 tháng.
Yuriko Koike thống đốc của Tokyo, Yoshimura Hirofumi thống đốc của Osaka đã có cuộc họp chuyên gia của về vấn đề Covid19 và đưa ra lời thúc giục Nội các tuyên bố tình trạng khẩn cấp, nhưng Thủ tướng Abe đã trì hoãn quyết định này do sợ dư luận xấu đi và gây ra cú sốc kinh tế. Tuy nhiên vào ngày 5 vừa qua, khi số người nhiễm được xác nhận ở Tokyo vượt quá 1.000 người và chính phủ không thể kiểm soát được sự lây lan, Thủ tướng Abe dường như đã quyết định đưa ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi thảo luận với ông Kato Katsunobu Bộ trưởng bộ Y tế Lao động và Phúc lợi và ông Nishimura Yasutoshi Trưởng ban Phục hồi kinh tế.
Trước đó, Quốc hội Nhật Bản đã sửa đổi 'Các biện pháp đặc biệt để chống lại virus cúm' vào tháng trước để đối phó với dịch Covid19. Trong trường hợp khẩn cấp, thủ tướng là người đóng vai trò là người đứng đầu Ủy ban biện pháp đối phó của chính phủ nhưng thẩm quyền thực hiện chính sách tuyến đầu sẽ được giao cho mỗi địa phương.
Nội dung bộ luật bao gồm ▲ Yêu cầu hạn chế các chuyến đi không cần thiết ▲ Hạn chế sử dụng các cơ sở tập thể ▲ Các hướng dẫn liên quan đến vật tư y tế khẩn cấp. Theo đó, mỗi chính quyền yêu cầu cư dân địa phương không được ra khỏi nhà, hạn chế sử dụng các cơ sở xã hội như trường học, công viên, cơ sở phúc lợi và cơ sở tập thể như cửa hàng bách hóa, nhà hát, phòng tập thể dục, phòng triển lãm tùy vào từng mức khuyến cáo. Ngoài ra, còn có thể trưng dụng tạm thời tòa nhà và nhà thuốc để đảm bảo duy trì cơ sở y tế tạm thời và trong trường hợp khẩn cấp, chính quyền có thể yêu cầu các công ty giao hàng cung cấp thuốc và thiết bị y tế.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cường độ thực hiện sẽ là bao nhiêu. Các phương tiện truyền thông nói rằng ngay cả trong tình trạng khẩn cấp, các cửa hàng thiết yếu như bệnh viện, cửa hàng tạp hóa và ngân hàng vẫn mở, giảm số lượng các phương tiện giao thông công cộng như tàu hỏa và tàu cao tốc nhưng không buộc phải dừng hoạt động.
Chính phủ Nhật Bản cũng tuyên bố "Tình trạng khẩn cấp khác với việc phong tỏa thành phố". Trước đó, Thủ tướng Abe nói rằng trong trường hợp khẩn cấp, chính phủ chỉ có thể khuyến nghị công dân hạn chế ra ngoài hoặc cấm giao thông chứ không thể cưỡng chế bắt buộc.
Một số ý kiến chỉ ra rằng nếu ban hành lệnh phong tỏa diện rộng chính phủ sẽ không đủ khả năng chi trả cho hậu quả kinh tế. Theo báo cáo của Hiroshi Ukai, nhà kinh tế trưởng của JP Morgan, "Khu vực đô thị Tokyo và khu vực Osaka lần lượt chiếm 33,1% và 13,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản. Trong trường hợp nếu phải phong tỏa khu vực thủ đô trong một tháng, GDP thực tế của Nhật Bản trong quý II/2020 sẽ tẳng trưởng -17% so với quý I."
Theo số liệu của NHK, đến chiều ngày 6/4, đã có tổng cộng 4.586 trường hợp nhiễm Covid19 tại Nhật Bản (đã bao gồm 712 trường hợp trên tàu du lịch) và 105 người đã thiệt mạng (11 người trên tàu du lịch).
Vào ngày 6/4 (theo giờ địa phương), các phương tiện truyền thông Nhật Bản như Yomiuri Shimbun và NHK đã báo cáo rằng Thủ tướng Abe đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 7/4 với nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của Covid19. Thủ tướng Abe đã mở cuộc họp với ủy ban cố vấn vào chiều nay về biện pháp đối phó với Covid19 để chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Các khu vực mục tiêu gồm tất cả 7 khu vực bao gồm khu vực đô thị như thủ đô Tokyo, tỉnh Saitama, tỉnh Chiba và tỉnh Kanagawa, và 3 khu vực lân cận thành phố Kobe như tỉnh Osaka, tỉnh Hyogo và tỉnh Fukuoka.
Thời gian ban bố tình trạng khẩn cấp là một tháng từ ngày 7/4 đến ngày 6/5. Ngày 6/5 cũng là thời điểm kết thúc kỳ nghỉ lễ 'Tuần lễ vàng' với Ngày Thiếu nhi và Ngày Hiến pháp. Trước đó, truyền thông cũng dự báo từ thời hạn cho tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài ít nhất là 3 tuần (21 ngày) và tối đa là 6 tháng.
Yuriko Koike thống đốc của Tokyo, Yoshimura Hirofumi thống đốc của Osaka đã có cuộc họp chuyên gia của về vấn đề Covid19 và đưa ra lời thúc giục Nội các tuyên bố tình trạng khẩn cấp, nhưng Thủ tướng Abe đã trì hoãn quyết định này do sợ dư luận xấu đi và gây ra cú sốc kinh tế. Tuy nhiên vào ngày 5 vừa qua, khi số người nhiễm được xác nhận ở Tokyo vượt quá 1.000 người và chính phủ không thể kiểm soát được sự lây lan, Thủ tướng Abe dường như đã quyết định đưa ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi thảo luận với ông Kato Katsunobu Bộ trưởng bộ Y tế Lao động và Phúc lợi và ông Nishimura Yasutoshi Trưởng ban Phục hồi kinh tế.
Trước đó, Quốc hội Nhật Bản đã sửa đổi 'Các biện pháp đặc biệt để chống lại virus cúm' vào tháng trước để đối phó với dịch Covid19. Trong trường hợp khẩn cấp, thủ tướng là người đóng vai trò là người đứng đầu Ủy ban biện pháp đối phó của chính phủ nhưng thẩm quyền thực hiện chính sách tuyến đầu sẽ được giao cho mỗi địa phương.
Nội dung bộ luật bao gồm ▲ Yêu cầu hạn chế các chuyến đi không cần thiết ▲ Hạn chế sử dụng các cơ sở tập thể ▲ Các hướng dẫn liên quan đến vật tư y tế khẩn cấp. Theo đó, mỗi chính quyền yêu cầu cư dân địa phương không được ra khỏi nhà, hạn chế sử dụng các cơ sở xã hội như trường học, công viên, cơ sở phúc lợi và cơ sở tập thể như cửa hàng bách hóa, nhà hát, phòng tập thể dục, phòng triển lãm tùy vào từng mức khuyến cáo. Ngoài ra, còn có thể trưng dụng tạm thời tòa nhà và nhà thuốc để đảm bảo duy trì cơ sở y tế tạm thời và trong trường hợp khẩn cấp, chính quyền có thể yêu cầu các công ty giao hàng cung cấp thuốc và thiết bị y tế.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cường độ thực hiện sẽ là bao nhiêu. Các phương tiện truyền thông nói rằng ngay cả trong tình trạng khẩn cấp, các cửa hàng thiết yếu như bệnh viện, cửa hàng tạp hóa và ngân hàng vẫn mở, giảm số lượng các phương tiện giao thông công cộng như tàu hỏa và tàu cao tốc nhưng không buộc phải dừng hoạt động.
Chính phủ Nhật Bản cũng tuyên bố "Tình trạng khẩn cấp khác với việc phong tỏa thành phố". Trước đó, Thủ tướng Abe nói rằng trong trường hợp khẩn cấp, chính phủ chỉ có thể khuyến nghị công dân hạn chế ra ngoài hoặc cấm giao thông chứ không thể cưỡng chế bắt buộc.
Một số ý kiến chỉ ra rằng nếu ban hành lệnh phong tỏa diện rộng chính phủ sẽ không đủ khả năng chi trả cho hậu quả kinh tế. Theo báo cáo của Hiroshi Ukai, nhà kinh tế trưởng của JP Morgan, "Khu vực đô thị Tokyo và khu vực Osaka lần lượt chiếm 33,1% và 13,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản. Trong trường hợp nếu phải phong tỏa khu vực thủ đô trong một tháng, GDP thực tế của Nhật Bản trong quý II/2020 sẽ tẳng trưởng -17% so với quý I."
Theo số liệu của NHK, đến chiều ngày 6/4, đã có tổng cộng 4.586 trường hợp nhiễm Covid19 tại Nhật Bản (đã bao gồm 712 trường hợp trên tàu du lịch) và 105 người đã thiệt mạng (11 người trên tàu du lịch).