Kinh tế Chính trị

Hàn Quốc, 'Cú shock Corona' khiến tăng trưởng quý I/2020 còn -1.4%…Chỉ số tiêu dùng cá nHàn Quốc, 'Cú shock Corona' khiến tăng trưởng quý I/2020 còn -1.4%…Chỉ số tiêu dùng cá nhân tệ nhất sau IMFhân tệ nhất sau khủng hoảng tài chính

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)16:59 24-04-2020

[Ảnh=Thời báo AJU]

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc đã giảm xuống -1,4% trong quý I/2020. Đây là mức thấp nhất trong 11 năm và 3 tháng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào quý IV/2008. Đại dịch Covid19 đã có tác động trực tiếp đến sự sụt giảm mạnh trong tiêu dùng cá nhân. Tiêu dùng cá nhân đã đạt đến mức tồi tệ nhất sau 22 năm kể từ cuộc khủng hoảng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 1998. Thị trường chấp nhận cú sốc kinh tế của Covid19 như một thực tế. Chắc chắn rằng tốc độ tăng trưởng sẽ xấu đi trong quý II, làm gia tăng mối lo ngại về 'tăng trưởng âm' cho cả năm.

◆ "Tiêu dùng cá nhân" trong cú sốc corona

Theo thông tin mới nhất được Ngân hàng Hàn Quốc công bố vào ngày 23/4, 'Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)' trong quý đầu tiên của năm 2020, GDP thực tế của Hàn Quốc đã giảm 1,4% so với quý trước. Đây là mức thấp nhất kể từ quý IV năm 2008 (-3,3%). Tốc độ tăng trưởng đã hồi phục trong quý IV/2019 (1,3%) nhờ kích thích tài chính của chính phủ nay lại 1 lần nữa sụp đổ vì Covid19.

Trong đó, tiêu dùng cá nhân bị ảnh hưởng lớn nhất. Tiêu dùng cá nhân đã giảm 6,4% so với quý trước đó và đạt mức thấp nhất kể từ quý 1 năm 1998 (-13,8%). Điều này là do "vách đá tiêu thụ" được xây lên do lệnh giãn cách xã hội cường độ cao. Sự đóng góp của chi tiêu tiêu dùng cá nhân vào tiêu dùng trong nước đạt -3,1 điểm phần trăm, đồng nghĩa là tốc độ tăng trưởng cũng bị cắt giảm đi.

Một quan chức của Ngân hàng Hàn Quốc giải thích "Các hoạt động tiêu dùng tư nhân như xe hơi, quần áo, thực phẩm hay các dịch vụ như nhà ở và văn hóa giải trí đều cho thấy xu hướng giảm". Tuy nhiên, tiêu dùng của chính phủ tăng nhẹ 0,9%, chủ yếu là chi tiêu hàng hóa.

Xuất khẩu cũng giảm 2,0% so với quý trước. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ quý I năm ngoái (-3,2%). Trong trường hợp xuất khẩu, chất bán dẫn tăng nhẹ, nhưng phần còn lại của ngành công nghiệp bao gồm ô tô, máy móc và hóa chất, đều đồng loạt đi xuống. Nhập khẩu cũng ở mức -4,1%, thấp nhất kể từ quý 3/2011 (-4,4%). Nhập khẩu dầu thô và các yếu tố khác giảm do giá dầu quốc tế giảm.

Đầu tư cơ sở và đầu tư xây dựng tăng lần lượt 0,2% và 1,3%, cho thấy mức tăng trưởng tương đối tốt. Xét theo nhóm ngành, ngành dịch vụ giảm 2,0% và ngành sản xuất giảm 1,8%. Mặt khác, ngành xây dựng tăng 0,3%.

◆ Tốc độ tăng trưởng hàng năm, chìa khóa là 'Xuất khẩu trong quý II'

Trên thị trường, dự đoán rằng chìa khóa để quyết định liệu tốc độ tăng trưởng năm 2020 ở Hàn Quốc có bị âm hay không phụ thuộc vào 'tốc độ tăng trưởng quý II'. Trong nửa cuối năm, dịch Covid19 dự kiến ​​sẽ lắng dịu phần nào và bước vào giai đoạn phục hồi. Điều đó có nghĩa là tốc độ tăng trưởng hàng năm sẽ được xác định bởi mức độ "bảo vệ tốc độ tăng trưởng" thành công trong quý II. Park Yang-soo Cục trưởng Cục Thống kê Kinh tế của ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết, "Tốc độ tăng trưởng của năm nay có đạt được mức dương hay không phụ thuộc vào độ ảnh hưởng của Covid trong quý II lớn đến đâu."

Mối quan tâm lớn nhất là việc xuất khẩu đã  bắt đầu bị 'ngấm đòn' đại dịch từ tháng 3. Từ quý II, dịch Covid19 phát triển mạnh và có xu hướng lan ra toàn cầu có thể đóng vai trò là nhân tố tiêu cực trong xuất khẩu. Trên thực tế, lượng xuất khẩu từ ngày 1 đến ngày 20 của tháng này cũng giảm 26,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong trường hợp này, kinh tế Hàn Quốc không thể nào tránh được đòn chí mạng do bản chất của nền kinh tế trong nước vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

Một tin xấu khác là số lượng việc làm bắt đầu trở nên ít đi vào tháng 3. Vào tháng 3, số người có việc làm giảm 195.000 so với một năm trước, mức giảm lớn nhất trong 10 năm 10 tháng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tháng 5/2009. Tại cuộc họp về các biện pháp đối phó với khủng hoảng được tổ chức tại Văn phòng Chính phủ Thủ đô Seoul, Bộ trưởng Tài chính Hong Nam-ki và Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính cho biết "Ngày càng có nhiều lo ngại rằng các cú sốc thực tế về vấn đề việc làm sẽ tăng từ quý II."

Do đó, dự đoán về "tăng trưởng âm" sau 22 năm cũng đang ngày càng trở nên hợp lý hơn. Trên thực tế, các cơ quan xếp hạng tín dụng và ngân hàng đầu tư trong nước và nước ngoài (IB) bao gồm Standard & Poor's (-1,5%), Morgan Stanley (-1%) và Fitch (-1,2%) cũng đã dự đoán ​​về sự phát triển 'âm' của nền kinh tế Hàn Quốc trong năm nay. IMF cũng dự đoán rằng nền kinh tế Hàn Quốc sẽ ghi nhận mức tăng trưởng -1,2% trong năm nay.

Seong Tae-yoon Giáo sư Kinh tế tại Đại học Yonsei cho biết "Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm sẽ bị ảnh hưởng phần lớn bởi xu hướng xuất khẩu trong quý II. Theo đó, có khả năng cao chúng ta sẽ biết được tăng trưởng kinh tế cả năm có âm hay không dựa vào số liệu từ quý II."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기