Đời sống Xã hội

Hàn Quốc: Hiệu quả của tiền hỗ trợ thảm họa…Chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng 5 tăng 6.8 điểm

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)09:17 26-05-2020
CCSI 5/2020 đạt 77.6, bằng với thời kỳ khủng hoảng kinh tế 10/2008 Dự đoán tỷ lệ lạm phát năm 2021 là 1.6%…Thấp nhất kể từ 2/2002

Xu hướng tâm lý người tiêu dùng [Ảnh=Ngân hàng Hàn Quốc]

Tâm lý người tiêu dùng vốn đang đã bị đóng băng do dịch coronavirus mới (Covid19), đã hồi phục phần nào vào tháng 5.

Những tín hiệu này phản ánh kỳ vọng của người dân đối với các biện pháp kích thích kinh tế liên quan đến Covid19, chẳng hạn như thanh toán các khoản trợ cấp thảm họa và đợt bổ sung ngân sách lần thứ ba của chính phủ.

Theo kết quả của 'Khảo sát xu hướng tiêu dùng tháng 5 năm 2020' do Ngân hàng Hàn Quốc công bố, chỉ số tâm lý tiêu dùng (CCSI) của tháng này là 77,6, tăng 6,8 điểm so với tháng 4.

'Chỉ số tâm lý tiêu dùng (CCSI)' là 1 bảng chỉ số được tính toán bằng sáu chỉ số dựa trên 15 chỉ số tạo nên 'Chỉ số xu hướng tiêu dùng (CSI)' như lối sống hiện tại, triển vọng lối sống, triển vọng thu nhập hộ gia đình, triển vọng chi tiêu hiện tại và triển vọng kinh tế trong tương lai. Nếu nó thấp hơn 100, điều đó có nghĩa là tâm lý người tiêu dùng bi quan so với mức trung bình dài hạn (2003 ~ 2019).

Tuy đã tăng 7 điểm so với tháng 4, nhưng chỉ số tâm lý tiêu dùng (77,6) vẫn còn thấp, con số này tương tự với chỉ số của tháng 10/2008 (77,9) trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Nếu xét theo mức tăng / giảm theo chỉ số thành phần so với tháng 4 ▲ Triển vọng thu nhập hộ gia đình (87) 4 điểm ▲ Triển vọng lối sống (85) 6 điểm ▲ Triển vọng chi tiêu hiện tại (91) 4 điểm ▲ Triển vọng kinh tế trong tương lai (67) 8 điểm ▲ Lối sống hiện tại (79) 2 điểm ▲ Phán đoán kinh tế hiện tại (36) và 5 điểm, tất cả 6 chỉ số đều chỉ tăng trong khoảng 4 đến 8 điểm.

Một quan chức từ Ngân hàng Hàn Quốc giải thích "Có thể thấy sự lây lan của Covid19 đã chậm lại, các biện pháp giãn cách xã hội đã được nới lỏng cũng như các hoạt động kinh tế đã được nối lại. Thêm vào đó, kỳ vọng đối với các chính sách tài chính như thanh toán các khoản trợ cấp thiên tai, sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế và theo đó sẽ được phản ánh trong chỉ số tâm lý tiêu dùng."

Ngoài chỉ số tâm lý tiêu dùng, chỉ số doanh thu việc làm (63) và chỉ số dự báo mức lương (104) cũng tăng lần lượt 5 điểm và 2 điểm so với tháng 4/2020.

Tuy nhiên, chỉ số dự báo giá cả tiêu chuẩn (131) đã giảm 1 điểm đạt mức thấp nhất kể từ tháng 10/2015 (131).

Chỉ số dự báo giá nhà đất (96) không thay đổi so với tháng trước.

Nhận thức về vật giá (hay còn được coi là tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng) trong 1 năm qua đã giảm 0,1 điểm phần trăm từ 1,8 xuống còn 1,7% chỉ trong một tháng và tỷ lệ lạm phát dự kiến ​​tương ứng với giá trị dự báo của lạm phát giá tiêu dùng trong năm tới cũng giảm từ 1,7% còn 1,6%.

Theo đó, đây sẽ là tỷ lệ lạm phát dự kiến thấp nhất kể từ sau tháng 2/2002.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기