THẾ GIỚI

Muôn hình vạn trạng cách tiêu dùng của người dân các quốc gia…Hàn Quốc mở ví cũng 'nhanh nhanh'

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)11:09 04-08-2020
Nghiên cứu so sánh doanh số bán lẻ trên toàn thế giới "Cách tiêu dùng của người Hàn Quốc có thể sẽ đi theo chữ 'W' hoặc hình 'răng cưa' tùy thuộc vào tình hình kinh tế tương lai"

[Ảnh=Yonhap News]

So sánh tiền chi tiêu của người dân các quốc gia trên thế giới tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại và đại lý xe hơi trên khắp thế giới trong bối cảnh dịch coronavirus mới (Covid19) đã tiết lộ sự khác biệt ở mỗi quốc gia. Đây là kết quả từ một nghiên cứu so sánh về doanh số bán lẻ trên toàn thế giới của Oxford Economics, một tờ báo phân tích kinh tế của Anh.

Hàn Quốc, cùng với Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Hà Lan và New Zealand đã cho thấy một biểu đồ bán hàng bán lẻ tăng trưởng nhanh chóng theo hình chữ 'V'. Điều này có nghĩa là tại các quốc gia này khi khủng hoảng Covid19 mới bùng phát, người tiêu dùng thậm chí còn cắt giảm tiền đi siêu thị thì nay khi đã thích nghi được với tình hình dịch bệnh thì họ đã không ngần ngại mở ví chi tiêu.

Ngược lại, Trung Quốc mặc dù cũng có đường cong hồi phục hình chữ V tuy nhiên là 1 chữ V không hoàn chỉnh khi tình hình dịch bệnh ở quốc gia vẫn còn khá khó đoán. Thậm chí ở một số quốc gia, biểu đồ doanh số bản lẻ còn có hình dạng hoàn hình chữ 'L' (tức là giảm xuống đáy và sau đó đi ngàng).

 

[Ảnh=News1]

Theo Oxford Economics vào ngày 4, doanh số bán lẻ ở nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy những thay đổi khác nhau. Tại Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức, New Zealand, Thụy Sĩ, Hà Lan và một số quốc gia vùng Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch) thì doanh số bán lẻ trong tháng 5 và tháng 6 đã phục hồi vượt bậc, vượt quá so với mức bán lẻ trước khi có Covid19.

Tuy nhiên ở môt số quốc gia khác, sự phục hồi là tương đối nhỏ. Vương quốc Anh, Ba Lan, Ý, Nam Phi và Nga cũng đã ghi nhận một phần đường cong hình chữ 'V '. Trung Quốc, quốc gia đã thành công trong việc hồi phục 'thặng dư' với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 3,2% trong quý II, cũng cho thấy đường cong hình chữ 'V nhưng không hoàn chỉnh'. Các quốc gia mới nổi như Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ và Chile được phân loại vào mức tăng trưởng hình chữ 'L'.

Về vấn đề này, Oxford Economics cho biết "Doanh số bán lẻ tháng 6 ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã trở lại bằng với mức trước khi có dịch Covid19, nhưng ở Tây Ban Nha, Nga và Ý vẫn chưa thể thấy tín hiệu của sự phục hồi. Ngược lại, ở châu Á, Hàn Quốc cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ còn Trung Quốc và Hồng Kông cũng đã từng bước bắt đầu phục hồi."

Giải thích cho những tín hiệu tích cực này các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng các biện pháp chống dịch hiệu quả của chính phủ là lý do khiến doanh số bán lẻ của Hàn Quốc đã bắt đầu tăng vọt kể từ sau tháng 3 vừa qua.

Lee Jeong-cheol, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) cho biết "Tại Hàn Quốc, doanh số bán lẻ ghi nhận mức thấp nhất vào tháng 3 khi dịch Covid19 đạt đỉnh. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác đã bị phong tỏa mạnh mẽ, sự phục hồi kinh tế của Hàn Quốc đang trên đà tăng trở lại và doanh số bán lẻ dường như cũng đang tăng nhanh chóng."

Jang Bo-hyeong, trưởng phòng nghiên cứu kinh tế tại Viện nghiên cứu tài chính Hana, cũng cho biết "Cùng với sự suy giảm gần như ngay lập tức khi Covid19 bùng phát thì ngược lại khi tình hình dịch bệnh lắng xuống Hàn Quốc cũng cho thấy sự phục hồi nhanh chóng. Trung Quốc với các chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của chính phủ về sản xuất, có thể nhanh chóng phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng do không minh bạch trong các thông tin được công bố nên có lẽ doanh số bán lẻ của quốc gia này sẽ không thể phục hồi nhanh như chúng ta được."

Tuy nhiên, Oxford Economics cũng đã phân tích rằng chỉ riêng doanh số bán lẻ như vậy là không đủ để đo lường xu hướng tiêu dùng chung. Đầu tiên, doanh số bán lẻ của cửa hàng tạp hóa, siêu thị và trung tâm thươn mại chỉ chiếm 25-50% chi tiêu của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia.

Tất nhiên, vẫn có thể đo lường chi tiêu của người tiêu dùng ở một mức độ nào đó chỉ bằng doanh số bán lẻ nhưng khi cuộc khủng hoảng Covid19 nổ ra với nhiều yếu tố phức tạp, không chắc chắn thì việc giải thích các chỉ số kinh tế cũng có khá nhiều khó khăn.

Cụ thể, các lĩnh vực văn hóa như khách sạn và phim ảnh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid19 không được phản ánh trong doanh số bán lẻ. Oxford Econmics đã phân tích các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi các biện pháp giãn cách xã hội này là các lĩnh vực 'dễ tổn thương'. Trong đó bao gồm các lĩnh vực như giải trí và văn hóa, bệnh viện, khách sạn, giao thông vận tải, quần áo và đồ nội thất. Không những thế ở một số quốc gia, các lĩnh vực dễ bị tổn thương này chiếm tới 40%.

Về vấn đề này, Oxford Economics giải thích rằng "Ngay cả khi người tiêu dùng thay thế chi tiêu trong các lĩnh vực dễ bị tổn thương bằng tiêu dùng khác thì điều này vẫn sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đến chi tiêu chung."

Trong tương lai, doanh số bán lẻ ở mỗi quốc gia cũng sẽ trở nên khó dự đoán. Oxford Economis cũng cho biết thêm "Nếu Covid19 được kiểm soát hoàn toàn, sự phục hồi sẽ rất rõ ràng, nhưng chỉ cần mất kiểm soát dù chỉ một chút thì quá trình phục hồi có thể bị chững lại. Ngay cả khi biểu đồ doanh số bán lẻ hiện tại có hình dáng chữ 'V', tuy nhiên tùy thuộc vào nền kinh tế trong tương lai mà mức tăng trưởng có thể trở thành chữ 'W' (đồng nghĩa với khủng hoảng kép, tăng trưởng nhanh rồi lại rơi xuống đáy và sau đó lại tăng trưởng) hoặc hình 'răng cưa' (tăng rồi giảm liên tục)."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기