Kinh tế Chính trị

Đà hồi phục của tiêu dùng trong tháng 7 tại Hàn Quốc quay đầu giảm sau 4 tháng

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)10:46 31-08-2020
Tiêu thụ ↓6%…Mức giảm lớn nhất kể từ sau tháng 2 Đầu tư ↓2.2%…Sản xuất công nghiệp ↑0.1% "Ảnh hưởng của đợt tái bùng phát dịch vào giữa tháng 8 sẽ được phản ánh ngay trong các chỉ số của tháng 8"
Chỉ số tiêu dùng vốn đang cho thấy xu hướng phục hồi, đã quay đầu giảm trở lại sau bốn tháng ghi nhận tăng.

Đầu tư cũng giảm và còn mức độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp cũng bắt đầu chậm lại. Theo số liệu phân tích, điều này là do ảnh hưởng của việc tác động của chính sách, chẳng hạn như cung cấp trợ cấp thiên tai khẩn cấp và giảm thuế tiêu thụ cá nhân đã giảm đi đáng kể.

Thêm vào đó các ảnh hưởng do dịch Covid19 tái bùng phát vào giữa tháng 8 được dự kiến sẽ khiến các chỉ số tháng 8 xấu đi.
 

Thứ trưởng Ahn Hyung-jun [Ảnh=Yonhap News]

Theo báo cáo 'Xu hướng hoạt động công nghiệp hàng năm' do Cục Thống kê Hàn Quốc công bố vào ngày 31, toàn ngành sản xuất công nghiệp trong tháng 7 (không bao gồm điều chỉnh theo mùa và nông, lâm, ngư nghiệp) đã tăng 0,1% so với tháng trước.

Toàn ngành sản xuất công nghiệp đã giảm liên tiếp trong 5 tháng cho đến tháng 5, nhưng sau đó đã ghi nhận tăng trưởng trong tháng 6 (4,1%) và tháng 7 tuy nhiên mức tăng đã cho thấy đà giảm đáng kể.

Sản xuất công nghiệp và khai khoáng tăng 1,6%, kéo theo toàn bộ sản lượng công nghiệp đều tăng.

Trong số các ngành khai khoáng, tuy chất bán dẫn và linh kiện điện tử giảm nhưng lĩnh vực sản xuất vẫn tăng 1,8% so với tháng trước đó do ô tô và thiết bị cơ khí tăng. Sau khi ghi nhận đà tăng trưởng bắt đầu từ tháng 6 (7,4%) sau 3 tháng giảm liên tiếp thì tháng 7, lĩnh vực sản xuất vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương.

Chỉ số năng suất vận hành của lĩnh vực sản xuất tăng 2,6% còn hiệu suất vận hành trung bình đạt 70,0%, tăng 1,8 điểm phần trăm so với tháng trước.

Tỷ lệ dự trữ sản xuất (tỷ lệ hàng tồn kho/hàng xuất kho) là 116,0%, giảm 1,7 điểm phần trăm so với tháng 6.

Sự suy giảm mạnh của hành chính công (-8,4%) đã tác động lớn đến sự suy giảm tăng trưởng của tất cả các ngành sản xuất công nghiệp.

Ngoài ra, sản xuất trong ngành dịch vụ cũng tăng 0,3%.

Các lĩnh vực như nghệ thuật, thể thao và giải trí (7,7%), lưu trú và nhà hàng (2,3%), tài chính và bảo hiểm (2,2%), thông tin và truyền thông (2,2%), bất động sản (1,8%), vận tải và kho hàng (1,2%) đều ghi nhận mức tăng.

Tuy nhiên giáo dục (-1,7%) và bán buôn và bán lẻ (-1,4%) lại giảm.

Doanh số bán lẻ, thể hiện xu hướng tiêu dùng, giảm 6,0% so với tháng trước. Đây là mức giảm lớn nhất trong 5 tháng kể từ tháng 2 vừa qua (-6,0%). Nó đã tăng trong ba tháng liên tiếp vào tháng 4 (5,3%), tháng 5 (4,6%) và tháng 6 (2,3%) nhưng lại quay đầu giảm trong tháng 7.

Điều này là do các tác động tích cực từ những chính sách hỗ trợ đã dần biến mất, chẳng hạn như việc giảm thuế tiêu thụ cá nhân đối với ô tô hay như quỹ hỗ trợ thiên tai khẩn cấp.

Tiêu thụ hàng hóa lâu bền như ô tô du lịch (-15,4%), hàng hóa bán lâu bền như quần áo (-5,6%), và hàng hóa không lâu bền như thuốc (-0,6%) cũng đều đồng loạt giảm.

Xét theo lĩnh vực, cửa hàng miễn thuế (8,5%) và cửa hàng tiện lợi (0,8%) tăng, nhưng cửa hàng bán lẻ ô tô và nhiên liệu (-11,2%), cửa hàng bách hóa (-7,2%), cửa hàng bán lẻ chuyên doanh (-5,7%), siêu thị và trung tâm thương mại (-4,9%), đại siêu thị (-4,9%) và bán lẻ không qua cửa hàng (-2,9%) lại ghi nhận giảm.

Văn phòng Thống kê giải thích "So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán lẻ tăng 0,5% vẫn duy trì ở mức trước khi dịch Covid19 xảy ra."

Đầu tư cơ sở vật chất giảm 2,2% so với tháng trước đó. Sau khi giảm 6,5% vào tháng 5, chỉ số này đã chuyển sang tăng vào tháng 6 (5,2%) tuy nhiên lại lại quay về đà giảm vào tháng 7. Việc cắt giảm thuế tiêu thụ cá nhân dẫn đến giảm doanh số bán ô tô và xuất khẩu trong nước và giảm đầu tư thiết bị giao thông.

Mặt khác, thời gian xây dựng thực tế (bất biến) của các công ty xây dựng tăng 1,5%.
 

Khu phố mua sắm Myeongdong đìu hiu trong những ngày 'giãn cách xã hội' cấp độ 2. [Ảnh=Yonhap News]

Mặc dù các chỉ số chính xấu đi, chỉ số của kinh tế hiện tại và chỉ số kinh tế hàng đầu đều cùng tăng.

So với tháng 6, sự biến động theo chu kỳ của chỉ số đại diện cho nền kinh tế hiện tại đã tăng 0,2 điểm còn sự biến động theo chu kỳ của chỉ số kinh tế hàng đầu, một chỉ số dự đoán nền kinh tế tương lai, cũng tăng 0,4 điểm.

Đáp lại, Ahn Hyung-jun Thứ trưởng thống kê xu hướng kinh tế tại Cục Thống kê, cho biết "Chắc chắn cú sốc kinh tế mà Covid19 mang lại do đợt tái bùng phát vào giữa tháng 8 sẽ xảy ra tuy nhiên ảnh hưởng này hiện chưa được phản ánh trong các số liệu về xu hướng hoạt động công nghiệp tháng 7. Vì vậy việc dự đoán kinh tế cần được xem xét cẩn thận."

Về dự báo tháng 8, Thứ trưởng cho biết "Hoạt động công nghiệp hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi sự lây lan của dịch bệnh. Tác động của việc Covid19 tái bùng phát vào giữa tháng 8 dự kiến ​​sẽ được phản ánh ngay lập tức trong các chỉ số của tháng 8. Thêm vào đó, bất ổn kinh tế cũng đang gia tăng do những lo ngại về sự lan rộng của Covid19 ở cả nước ngoài.”

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기