Kinh tế Chính trị

Sản xuất·Tiêu dùng·Đầu tư tháng 9 ↑3 lần chỉ sau 3 tháng…Hiệu ứng từ cải thiện xuất khẩu

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)09:34 30-10-2020
Sản xuất công nghiệp 2,3%↑, tiêu dùng 1,7%↑, đầu tư cơ sở vật chất 7,4%↑
Trong tháng 9, sản xuất công nghiệp, tiêu dùng và đầu tư ghi nhận mức tăng gấp 3 lần chỉ sau 3 tháng.

Mặc dù đã có sự gia tăng trở lại của các ca nhiễm coronavirus mới (Covid19), tuy nhiên những chỉ số này vẫn đạt được kết quả tích cực được phân tích là do hiệu ứng của việc xuất khẩu được cải thiện. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế trong quý III (tháng 7, 8, 9) đã đạt mức 1,9%.
 

[Ảnh=Yonhap News]

◇ Sản xuất công nghiệp 2,3%↑…Tăng trong cả ngành sản xuất và dịch vụ

Theo báo cáo 'Xu hướng Hoạt động Công nghiệp Tháng 9' do Văn phòng Thống kê Quốc gia công bố vào ngày 30, tất cả sản lĩnh vực xuất công nghiệp trong tháng 9 (không bao gồm yếu tố điều chỉnh theo mùa và nông, lâm, ngư nghiệp) tăng 2,3% so với tháng trước.

Trước đó, tất cả các lĩnh vực trong sản xuất công nghiệp đều giảm từ 0,1% trong tháng 7 xuống -0,8% trong tháng 8, và sau đó tăng trưởng dương trở lại.

Sản xuất công nghiệp khai khoáng tăng 5,4%, trong đó sản xuất công nghiệp chế tạo tăng 5,9%. Tỷ lệ này tăng khá cao ở ô tô (13,3%), linh kiện điện tử (9,2%) và chất bán dẫn (4,8%).

Ngược lại, thiết bị video và âm thanh (-22,5%), quần áo và lông thú (-5,0%), và lọc dầu (-3,0%) đều giảm.

Sản xuất ngành dịch vụ tăng 0,3%.

Nước, nước thải và xử lý chất thải (6,4%), bán buôn và bán lẻ (4,0%), giao thông và kho bãi (2,7%) và chuyên khoa, khoa học và công nghệ (2,4%) đều ghi nhận mức tăng.

Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú và nhà hàng (-7,7%), tài chính và bảo hiểm (-2,4%), nghệ thuật, thể thao và giải trí (-1,9%), giáo dục (-1,8%) lại cho thấy sự chuyển biến chậm chạp do ảnh hưởng của biện pháp giãn cách xã hội sau đợt Covid19 tái phát hồi giữa tháng 8.

Người ta phân tích rằng sự gia tăng sản xuất công nghiệp là tác động của cải thiện xuất khẩu. Tháng trước, xuất khẩu tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tăng trưởng của chất bán dẫn (11,8%), máy móc nói chung (0,8%) và ô tô (23,2%).

◇ Tiêu dùng 1,7%↑…Tăng tối đa đầu tư cơ sở vật chất trong 6 tháng

Doanh số bán lẻ, thể hiện xu hướng tiêu dùng, tăng 1,7%. Tuy mức tăng đã giảm so với tháng 8 (3,0%), nhưng vẫn ghi nhận là mức tăng trưởng dương trong tháng thứ hai liên tiếp.

Các mặt hàng không lâu bền như thực phẩm và đồ uống, thuốc men, sách và văn phòng phẩm (3,1%), hàng hóa bán lâu bền như quần áo, giày dép và túi xách (1,5%) đồng loạt tăng.

Mặt khác, các mặt hàng lâu bền như xe du lịch, máy tính và thiết bị liên lạc (-0,7%) lại giảm.

Theo loại hình bán lẻ, bán lẻ ngoài cửa hàng, cửa hàng bán lẻ ô tô/nhiên liệu, cửa hàng miễn thuế và cửa hàng tiện lợi giảm, nhưng đại siêu thị, siêu thị và trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ chuyên doanh và cửa hàng bách hóa lại tăng.

Đầu tư cơ sở vật chất tăng 7,4%. Đây là mức tăng lớn nhất trong 6 tháng kể từ tháng 3 (7,5%). Mặc dù máy móc (-1,5%) giảm nhưng đầu tư vào thiết bị vận tải (34,3%) như tàu biển lại tăng mạnh.

Thời gian thi công thực tế do các công ty xây dựng thực hiện tăng 6,4%. Hiệu suất thi công cả xây dựng (7,0%) và công trình dân dụng (5,0%) đều tăng.

Đơn đặt hàng xây dựng tăng 2,0% so với một năm trước. Điều này là do tỷ lệ này giảm trong các công trình dân dụng như đường sắt và đường ray (-53,8%), nhưng lại tăng trong các công trình xây dựng như nhà ở (42,7%).

◇ Chỉ số  kinh tế hiện tại và chỉ số kinh tế hàng đầu đều tăng

Sự biến động theo chu kỳ của chỉ số kinh tế hiện tại cho thấy nền kinh tế hiện tại tăng 0,3 điểm so với tháng trước. Nó đã tăng trong 4 tháng liên tiếp kể từ tháng 6.

Sự biến động theo chu kỳ của chỉ số hàng đầu, một chỉ số dự đoán nền kinh tế tương lai, cũng tăng 0,4 điểm so với tháng trước, tiếp tục ghi nhận mức tăng liên tiếp trong 4 tháng.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 10/2005 đến tháng 1/2006, hai chỉ số cùng tăng liên tục trong bốn tháng.

Ahn Hyeong-jun, một nhà nghiên cứu thống kê xu hướng kinh tế, cho biết, "Hậu quả của việc tái phổ biến Covid19 vẫn còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nhưng một số ngành liên quan đã ghi nhận cải thiện nhờ tăng trưởng của xuất khẩu."

Ông cho biết thêm "Sự dao động theo chu kỳ của chỉ số kinh tế hiện tại và chỉ số hàng đầu đã cùng tăng trong tháng thứ tư liên tiếp theo đó về mặt số liệu, có thể kỳ vọng vào việc nền kinh tế sẽ sớm được cải thiện. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố không chắc chắn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế như xung đột Mỹ-Trung và việc tái bùng phát của dịch bệnh."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기