Từ nay bạn có thể kiểm tra khả năng suy giảm trí nhớ của mình bằng cách nói chuyện với trí tuệ nhân tạo AI chỉ trong vòng 10 phút.
SK Telecom đã thông rằng họ sẽ bắt đầu thử nghiệm chương trình tầm soát chứng mất trí nhớ vào ngày hôm nay dựa trên giọng nói sử dụng AI được kết hợp cùng Đại học Y khoa Quốc gia Seoul.
Chương trình lần này được phát triển để AI lắng nghe giọng nói của con người và xác định xem họ có bị chứng suy giảm trí nhớ hay không. Giọng nói của con người được tạo ra trong dây thanh âm được khuếch đại hoặc giảm đi khi chúng đi qua dây thanh âm, tuy nhiên trong trường hợp của bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ sẽ có sự khác biệt so với những người bình thường. Công nghệ AI có thể phân tích đặc điểm của những giọng nói này để phân loại chứng mất trí.
Đặc biệt, bệnh nhân có thể được phân loại bệnh suy giảm trí nhớ mà không cần trực tiếp đi đến các trung tâm y tế hay bệnh viện, từ đó giảm được chi phí chuẩn đoán, chương trình này được phát triển dưới dạng ứng dụng để có thể dễ dàng sử dụng định kỳ mà không cần đến nhân viên y tế hay người thân.
Việc phát hiện sớm bệnh suy giảm trí nhớ là rất quan trọng vì các chức năng nhận thức khác nhau như trí nhớ, ngôn ngữ và khả năng phán đoán sẽ bị suy giảm trong nhiều năm trước khi bệnh xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nếu mầm bệnh được chuẩn đoán sớm, các biện pháp y tế có thể được thiết lập trước để duy trì chức năng nhận thức lâu hơn và có thể ngăn ngừa được các bệnh có khả năng đi kèm với chứng suy giảm trí nhớ.
Số lượng bệnh nhân suy giảm trí nhớ và chi phí chi ra cho căn bệnh này đang tăng lên hàng năm. Năm 2019 số bệnh nhân bị bệnh suy giảm trí nhớ là 788.000 và con số được dự kiến là sẽ tiếp tục tăng đến con số 1.361.000 vào năm 2030. Chi phí cho việc quản lý chứng mất trí cũng dự kiến sẽ tăng từ 1,63 nghìn tỷ won lên 3,37 nghìn tỷ won so với cùng kỳ. Nếu chương trình lần này được sử dụng rộng rãi, việc chuẩn đoán sớm bệnh suy giảm trí nhớ sẽ được kích hoạt, góp phần rất lớn trong việc giảm chi phí xã hội do căn bệnh này gây ra.
Từ năm ngoái, SK Telecom và Trường Đại học y khoa Quốc gia Seoul đã bắt đầu nghiên cứu này với mục tiêu chung là giải quyết các vấn đề xã hội bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo AI. Sau một năm phát triển, chương trình đã được thử nghiệm trong môi trường thực tế. SK Telecom có kế hoạch cải thiện độ chính xác của việc sàng lọc chứng suy giảm trí nhớ bằng cách xác minh chương trình tại các bệnh viện đa khoa và trung tâm cứu trợ chứng suy giảm trí nhớ bắt đầu từ tháng này với các chuyên gia và nhà tâm lý học lâm sàng từ nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Quốc gia Seoul.
Ngoài ra, một chương trình sàng lọc chứng mất trí nhớ bằng AI sử dụng thông tin bổ sung như nhận dạng khuôn mặt, nhịp tim và huyết áp, cũng như các đặc điểm ngôn ngữ của bệnh nhân suy giảm trí nhớ như cấu tạo ngữ pháp và lặp lại ngôn ngữ cũng sẽ được giới thiệu vào năm tới.
Giám đốc Công nghệ (CTO) của SK Telecom cho biết: Việc công nghệ AI được hợp tác nghiên cứu với các trường y để xác minh các chương trình y tế trong môi trường thương mại là một tiến bộ lớn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe AI, Telecom cũng sẽ cũng sẽ tiếp tục phát triển AI để đóng góp cho xã hội.