Đời sống Xã hội

Người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc sống tập trung ở những khu vực nào?

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)09:33 11-11-2020
Yeongdeungpo, Seoul khu vực đông người nước ngoài sinh sống nhất sau 8 năm đã tụt xuống vị trí thứ 4 Ansan - Suwon - Hwaseong lần lượt xếp thứ 1 - 2 - 3
Theo những số liệu gần đây, có thể thấy rằng những người nước ngoài vốn sinh sống đông đúc ở các khu vực của Seoul, Gyeonggi thì nay đã di chuyển ra rải rác khắp Hàn Quốc.
 

Thành phố Ansan - nơi tập trung nhiều người ngoại quốc sinh sống [Ảnh=Tổng cục du lịch Hàn Quốc]

Trung tâm Nghiên cứu Thông tin Địa lý Khu vực của Đại học Quốc gia Jeonnam đã phát hành một báo cáo vào ngày 11 mang tên "Một nghiên cứu về khu dân cư của người nhập cư nước ngoài tại Hàn Quốc thông qua chỉ số khác biệt (index of dissimilarity)".

Theo kết quả phân tích dựa trên dữ liệu về cư dân nước ngoài của Bộ Hành chính và An ninh, tỷ lệ tất cả cư dân nước ngoài sống tại Seoul giảm 8,1 điểm phần trăm từ 30,8% năm 2010 xuống 22,7% năm 2018, ghi nhận mức giảm lớn nhất trong cả nước.

Mặt khác, Gyeonggi-do tăng từ 30,3% lên 33,8% và Chungnam tăng từ 4,1% lên 5,8%, tương ứng tăng 3,5 điểm phần trăm và 1,7 điểm phần trăm.

Gwangju tăng nhẹ từ 1,38% lên 1,81%, và Gangwon-do tăng từ 1,45% lên 1,46%.

Tổng số người nước ngoài lưu trú tại Hàn Quốc tăng 79,3% từ 92.887 (1,85% tổng dân số) vào năm 2010 lên 16,51.561 (3,2%) vào năm 2018.

Theo chính quyền khu vực, Gyeonggi-do (278.997 → 558.197) và Gangwon-do (13.300 → 34.682) đã tăng hơn gấp đôi.

Busan (32.809 người → 55.506 người) và Daegu (22.73 người → 35.280 người) cũng tăng lần lượt là 69,2% và 74,0%. Đặc biệt, Gwangju (12.673 người → 38.698 người) tăng hơn ba lần.

Seoul, nơi có tỷ lệ người nước ngoài sinh sống nhiều nhất trong cả nước, đã tăng gần 100.000 người từ 283.000 lên 374.000.

Nhóm nghiên cứu phân tích rằng "trục trung tâm của khu vực có người nước ngoài sinh sống đã di chuyển từ Yeongdeungpo-gu, Seoul sang các khu vực khác nhau của tỉnh Gyeonggi. Điều này là do các khu liên hợp công nghiệp đã được xây dựng khắp khu vực và có nhiều khu vực nông thôn đang tìm kiếm lao động nước ngoài."

Trên thực tế, Yeongdeungpo-gu, Seoul (37.000 người), là nơi có nhiều cư dân nước ngoài nhất vào năm 2010 tuy nhiên đến năm 2018 thì Yeongdeungpo-gu chỉ còn xếp ở vị trí thứ 4 (khoảng 49.000 người) .  Theo số liệu tính đến năm 2018, khu vực có nhiều người nước ngoài sinh sống nhất là Ansan (76.000 người), tiếp theo là Suwon (53.000 người) và Hwaseong (52.000 người) ở tỉnh Gyeonggi.

“Trong trường hợp của Hwaseong, tỉnh Gyeonggi, nơi số lượng cư dân nước ngoài tăng nhanh chóng, người ta phân tích rằng hầu hết những người ngoại quốc ở đây đều có visa E-9 (việc làm không chuyên nghiệp)và sống gần các khu công nghiệp và trang trải cuộc sống bằng cách làm các công việc đơn giản."

Có thể thấy, không chỉ nơi cư trú mà quốc tịch của những người nước ngoài sinh sống tại Hàn Quốc cũng khá đa dạng. Số lượng người nước ngoài lưu trú trong năm 2010 theo thứ tự là 66,2% người Trung Quốc gốc Hàn (dân tộc Joseon), 13,7% người Trung Quốc, 9,4% người Việt Nam và 6,9% người Mỹ.

Đến năm 2018, số người Trung Quốc gốc Hàn tuy vẫn chiếm đa số với 32,1%, nhưng đã ghi nhận sự sụt giảm chưa bằng một nửa so với 8 năm trước. Mặt khác, tỷ trọng của người Đông Nam Á như Việt Nam 10,2% và Thái Lan 9,2% tăng lên.

Kim Soo-jeong, giáo sư nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Jeonnam, cho biết, "Mặc dù quốc tịch, mục đích cư trú và khu vực định cư của người di cư ngày càng đa dạng, chính sách đối ngoại của chúng ta dường như vẫn chỉ tập trung vào các gia đình đa văn hóa sống ở Seoul. Tôi thấy chugs ta cần phải chia nhỏ các chính sách thành từng biện pháp hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của mỗi vùng theo sáng kiến ​​của chính quyền địa phương chứ không phải chỉ theo hướng dẫn của một mình chính quyền trung ương."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기